Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-cho-tre. Hiển thị tất cả bài đăng

Có nên nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh?

Nanh sữa là một tổn thương lành tính, ít gây biến chứng và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng. Trẻ mọc nanh sữa thường quấy khóc, biếng ăn gây nhiều lo lắng cho các bậc cha mẹ. Để giải quyết tình trạng này, trẻ thường được đưa đến các cơ sở y tế để nhể hay chích nanh. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào hay thậm chí là nhân viên y tế nào cũng có hiểu biết chính xác về nanh sữa và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của trẻ. Liệu việc chích nanh sữa có thật sự cần thiết cho mọi trường hợp hay không là vấn đề đáng được quan tâm và tìm hiểu.



Vì sao trẻ mọc nanh sữa?

Nanh sữa hay đẹn là tên thường gọi trong dân gian để chỉ một hay nhiều đốm nhỏ màu trắng trên lợi của trẻ sơ sinh. Cho đến nay nhiều người vẫn nhầm tưởng đây là biểu hiện của tình trạng thừa canxi ở trẻ, hay có khi là vết đóng cặn của sữa do không vệ sinh răng miệng tốt hoặc một loại bệnh nguy hiểm nào đó. Nanh sữa là nang lợi ở trẻ sơ sinh có tên khoa học Gingival Cyst of Newborn hay nang lá răng (Dental Lamina Cyst) là một loại tổn thương lành tính hay gặp của niêm mạc miệng trong một thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh.


Biểu hiện lâm sàng là một hay nhiều nốt màu trắng hoặc vàng nhạt ở nông ngay dưới bề mặt niêm mạc lợi hàm trên, hàm dưới của trẻ. Kích thước mỗi nang thường vào khoảng 2 - 3mm, có trường hợp to đến một centimet nhưng hiếm gặp.

Nên vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để phát hiện nanh.

Nanh sữa có gây nguy hiểm?

Nanh sữa khá thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 - 3 tháng, là một tổn thương lành tính, ít gây biến chứng và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng. Các bậc làm cha mẹ cũng không nên quá lo lắng, chỉ nên chích nhể khi trẻ có dấu hiệu đau, khóc, bỏ bú… và việc chích nhể chỉ có vai trò giúp nanh nhanh tiêu biến chứ không có tác dụng phòng tái phát. Để lấy bỏ nanh sữa, nên đưa trẻ đến nha sĩ để đảm bảo việc điều trị và có lời tư vấn chăm sóc hợp lý.

Nanh sữa hay gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 - 3 tháng tuổi, một số trường hợp gặp muộn hơn nhưng hiếm khi gặp trên 8 tháng tuổi, và nó xuất hiện ở hơn một nửa số trẻ mới sinh. Tuy nhiên tỷ lệ thực tế có thể còn cao hơn nữa do đây là một tổn thương lành tính, xuất hiện trong thời gian ngắn, ít khi gây đau đớn cho trẻ và thường tự vỡ rồi biến mất trong khoảng 2 tuần do vậy thường được bỏ qua không đến khám ở cơ sở y tế. Trường hợp nang to có thể tồn tại đến 5 tháng mà không gây biến chứng gì.

Những vấn đề răng miệng thường gặp

Những vấn đề răng miệng thường gặp bao gồm: sâu răng, vôi răng, viêm nướu, lợi... 



1. Sâu răng

Sâu răng là một bệnh ở phần cứng của răng làm răng bị phân huỷ. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sâu răng là giảm thiểu thói quen ăn ngọt. Việc đánh răng thường xuyên không chỉ giúp loại bỏ nguy cơ sâu răng mà còn ngăn không cho các mảng bám dày hơn trên răng.


2. Vôi răng

Những mảng vi khuẩn dưới dạng vôi hình thành rất nhanh trên bề mặt răng. Mảng bám vi khuẩn chỉ là một trong những tác nhân gây sâu răng. Các vùng quanh răng như hố răng hay kẽ răng - chỗ bàn chải không tiếp cận được là những nơi vôi răng có thể ung dung tồn tại nếu bạn không chải răng thường xuyên.

Các chất Flour phát huy tác dụng khá tốt trong việc ngăn ngừa răng bị sâu. Vì thế, những ai sống ở khu vực có mức độ Flour trong nước tối ưu sẽ ít bị sâu răng hơn. Ứng dụng ưu điểm ấy, 80-90% các loại kem đánh răng hiện nay trên thị trường đều có chứa Flour, một trong những yếu tố ngừa sâu răng hiệu quả. 

3. Viêm nướu, lợi


Viêm nướu lợi hay viêm nha chu là một trong những bệnh thường gặp nhất trên thế giới. Bệnh nhân đôi khi có thể không chú ý tới việc lợi bị chảy máu, đặc biệt khi đánh răng. Hơi thở có mùi phần lớn đều xuất phát từ căn bệnh này. Ở bệnh này, việc vệ sinh răng miệng và làm sạch các kẽ răng là cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả nhất.

Biểu hiện lung lay ở răng sữa trẻ em

Riêng với răng sữa, đây là những chiếc răng tạm để hỗ trợ ăn nhai cho trẻ, đến thời điểm nào đó chúng sẽ lần lượt rụng đi để răng trưởng thành mọc lên thay thế. Quy luật thông thường là răng sữa sẽ tự tiêu chân răng làm thân răng lung lay. Mức độ lung lay ngày càng lớn thì bạn có thể tự nhổ răng cho trẻ hoặc đôi khi răng tự rụng mà không cần bạn phải nhổ.


Các bậc phụ huynh thường tiến hành tự nhổ răng cho trẻ em tại nhà mà không cần đưa đến nha sỹ. Điều này trong một số trường hợp có thể chấp nhận được nhưng bạn cũng cần phải tiến hành theo đúng cách. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách nhổ răng cho trẻ em để đảm bảo an toàn mà không gây hại đến việc mọc răng sau này của trẻ.

1. Cách nhổ răng cho trẻ em tự thực hiện tại nhà khi nào?
Về cách tự nhổ răng cho trẻ em, lưu ý đầu tiên và quan trọng cho bạn là chỉ nên nghĩ đến việc tự nhổ răng cho trẻ tại nhà với răng sữa. Tất cả những vấn đề về răng trưởng thành, bao gồm cả nhổ răng cũng nên nhờ bác sỹ. Ngay cả khi răng trưởng thành tự gãy cũng không vì thế mà chủ quan, bạn cần cho bé đi khám để biết tình trạng ổ răng sau khi răng gãy. Việc làm này có ý nghĩa về sau, khi bạn muốn ghép răng hay bọc răng mới cho bé.

2. Cách nhổ răng cho trẻ em như thế nào?
Khi thấy răng sữa có dấu hiệu lung lay mà không do va đập thì tức là răng trưởng thành đang mọc lên bên dưới răng sữa. Lúc này, bạn có thể bắt đầu tác động vào răng để đẩy nhanh quá trình rụng răng. Hàng ngày, bạn dùng ngón trỏ có quấn băng gạc lung lay nhẹ chiếc răng. Thực hiện hàng ngày cách nhổ răng cho trẻ em như thế cho đến khi chiếc răng có độ lung lay lớn chỉ cần lực nhẹ cũng có thể làm răng rụng. Hoặc đôi khi, việc lung lay răng sữa cho bé chỉ nhằm đẩy nhanh quá trình tự rụng cho răng mà bạn không cần phải nhổ khi răng trưởng thành mọc lên kịp thời.

Trong khi nhổ răng có thể nói chuyện hay tìm cách “đánh lạc hướng” cho trẻ không để ý đến giúp việc nhổ răng dễ dàng hơn. Thao tác nhổ nên dứt khoát, khi cảm thấy chưa đúng thời điểm thì không nên cố vì đã có nhiều trường hợp cố gắng nhổ răng khiến trẻ đau đớn, thậm chí gây chảy máu và nhiễm trùng nặng.

3. Những lưu ý khi sử dụng cách nhổ răng cho trẻ em
Trong khi lung lay răng cho bé, bạn nên rửa sạch tay. Ban đầu dùng lực nhẹ và tăng dần lực về sau, nhưng dù dùng lực ở mức độ nào cũng cần phải đảm bảo không gây đau đớn cho bé. Trong cách nhổ răng cho trẻ em tuyệt đối không dùng chỉ buộc vào răng để nhổ khi chiếc răng lung lay chưa đủ lớn. Nếu bạn tự nhổ răng cho bé mà làm bé quá đau đớn có thể trở thành nỗi “ám ảnh” về sau, và trẻ sẽ không để bạn nhổ thêm bất cứ chiếc răng nào khác nữa

Sau mỗi lần lay răng bạn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối. Sau khi nhổ răng xong, bạn cho trẻ cắn bông gòn ngay để cầm máu, việc vệ sinh nên để lại sau vì lúc răng bị nhổ trẻ còn đau nhiều. Sau khi đã nhổ răng, bạn đừng quên cho trẻ súc miệng nước muối hàng ngày.

Bạn cũng nên chú ý đến vấn đề ăn uống cho trẻ trong thời gian này. Ngoài bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nên chú ý đến độ nóng lạnh, mềm cứng của thức ăn,…

Bởi vậy, để nhổ răng cho con bạn vẫn nên đưa đến phòng khám, dù là nhổ răng sữa. Chỉ bác sỹ mới biết phải làm gì với những chiếc răng cần nhổ của trẻ. Bởi trong khi nhổ răng có những tình huống phát sinh mà bạn khó có thể lường hết được. Đây cũng là dịp để bác sỹ có thể thăm khám đầy đủ tình hình mọc răng cho con bạn. Điều này được bác sỹ đặc biệt khuyến khích.

Việc nhổ răng tại nhà cho trẻ cần được cân nhắc vì thực hiện không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho bé. Không ít trường hợp nhổ răng khiến trẻ đau đớn. Có những trường hợp trẻ được đưa đến Nha khoa trong tình trạng máu không cầm được và bị viêm nhiễm nặng.

Nanh sữa ở trẻ có nguy hại gì không?

Biểu hiện lâm sàng là một hay nhiều nốt màu trắng hoặc vàng nhạt ở nông ngay dưới bề mặt niêm mạc lợi hàm trên, hàm dưới của trẻ. Kích thước mỗi nang thường vào khoảng 2 - 3mm, có trường hợp to đến một centimet nhưng hiếm gặp. 


Nanh sữa là một tổn thương lành tính, ít gây biến chứng và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng. Trẻ mọc nanh sữa thường quấy khóc, biếng ăn gây nhiều lo lắng cho các bậc cha mẹ. Để giải quyết tình trạng này, trẻ thường được đưa đến các cơ sở y tế để nhể hay chích nanh. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào hay thậm chí là nhân viên y tế nào cũng có hiểu biết chính xác về nanh sữa và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của trẻ. Liệu việc chích nanh sữa có thật sự cần thiết cho mọi trường hợp hay không là vấn đề đáng được quan tâm và tìm hiểu.

Vì sao trẻ mọc nanh sữa?
Nanh sữa hay đẹn là tên thường gọi trong dân gian để chỉ một hay nhiều đốm nhỏ màu trắng trên lợi của trẻ sơ sinh. Cho đến nay nhiều người vẫn nhầm tưởng đây là biểu hiện của tình trạng thừa canxi ở trẻ, hay có khi là vết đóng cặn của sữa do không vệ sinh răng miệng tốt hoặc một loại bệnh nguy hiểm nào đó. Nanh sữa là nang lợi ở trẻ sơ sinh có tên khoa học Gingival Cyst of Newborn hay nang lá răng (Dental Lamina Cyst) là một loại tổn thương lành tính hay gặp của niêm mạc miệng trong một thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh.

Nanh sữa có gây nguy hiểm?
Nanh sữa hay gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 - 3 tháng tuổi, một số trường hợp gặp muộn hơn nhưng hiếm khi gặp trên 8 tháng tuổi, và nó xuất hiện ở hơn một nửa số trẻ mới sinh. Tuy nhiên tỷ lệ thực tế có thể còn cao hơn nữa do đây là một tổn thương lành tính, xuất hiện trong thời gian ngắn, ít khi gây đau đớn cho trẻ và thường tự vỡ rồi biến mất trong khoảng 2 tuần do vậy thường được bỏ qua không đến khám ở cơ sở y tế. Trường hợp nang to có thể tồn tại đến 5 tháng mà không gây biến chứng gì.

Không chỉ gặp ở lợi, nanh sữa còn có thể thấy ở niêm mạc vòm miệng, nhưng cũng như ở lợi, chúng thường tự vỡ và tan biến mà không để lại dấu vết.

Bản chất của nanh sữa là một loại nang có vỏ mỏng trong lòng chứa đầy chất keratin (một sản phẩm thoái hóa của biểu mô sừng hóa) màu trắng do các mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại ở xương hàm, nếu là nanh sữa ở vòm miệng thì do mảnh vụn của các tế bào tuyến nước bọt phụ bị vùi kẹt dưới niêm mạc trong thời kỳ bào thai. Răng sữa thường mọc lúc trẻ được 5 - 6 tháng tuổi, tuy nhiên mầm răng thì đã được hình thành trong xương từ lúc trẻ vẫn còn trong bụng mẹ, và trong quá trình hình thành mầm răng một số thành phần tế bào (trong đó có biểu mô lá răng) tham gia tạo răng đáng lẽ phải tiêu biến, nếu còn sót lại sẽ có thể tạo thành nang.

Đa số trường hợp nanh sữa không gây đau đớn hay khó chịu gì nhiều cho trẻ. Tuy nhiên, cũng có trẻ quấy khóc hoặc bỏ bú, những trường hợp này là do nanh sữa bị nhiễm khuẩn gây sưng đau khi chạm phải. Khi bị nhiễm khuẩn, nanh vẫn có màu trắng nhưng niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng sẽ có màu đỏ, sưng thậm chí còn bị loét do sang chấn, có thể có sốt nhẹ.

Rất dễ phát hiện
Nanh sữa dễ được phát hiện và chẩn đoán, tuy nhiên có trường hợp hiếm, dễ nhầm nanh sữa với răng bẩm sinh hoặc răng sơ sinh (natal và neonatal teeth ) mọc ngay sau khi sinh đã có (natal teeth) hoặc mọc trong vòng 30 ngày sau sinh. Tỷ lệ gặp những răng này rất hiếm, hay gặp ở vị trí hai răng cửa giữa hàm dưới.

Đây có thể là những răng sữa thật sự chỉ có điều chưa hoàn chỉnh về cấu trúc và chân răng rất ngắn nên dễ lung lay và dễ nhổ hoặc có thể là các răng thừa chưa hoàn thiện các cấu trúc. Phần lớn trường hợp này cũng phải cho trẻ đi nhổ răng để tránh tổn thương lưỡi cho trẻ, gây đau cho mẹ khi bú hoặc do răng lung lay nhiều có thể tự rụng gây nguy hiểm cho đường hô hấp trên.

Cần phải làm gì?
Khi trẻ đã được chẩn đoán bị nanh sữa, chúng ta cũng không nên quá lo lắng. Trước tiên, cần đánh giá xem nanh sữa có gây khó chịu gì cho trẻ không, trẻ có quấy khóc, sốt bỏ bú hay không. Nếu không có những dấu hiệu trên thì chỉ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt và theo dõi, nanh sẽ tự biến mất sau 1 - 2 tuần. Nếu có dấu hiệu nanh nhiễm khuẩn gây đau, khó chịu cho trẻ cần đưa trẻ đến khám nha sĩ để chích hay nhể nanh.

Thủ thuật này rất đơn giản, tuy nhiên thao tác cần nhanh và chính xác để tránh tổn thương xung quanh gây chảy máu, làm trẻ đau thêm và gây tâm lý lo lắng cho cha mẹ trẻ. Trước khi xử lý nên bôi một chút thuốc tê để giảm đau cho trẻ. 

Nanh sữa có lớp vỏ nang rất mỏng và nằm ngay sát niêm mạc nên chỉ cần dùng dụng cụ nhọn làm rách vỏ, nang sẽ tự vỡ giải phóng ra chất màu trắng hoặc vàng nhạt, đặc như nhân mụn trứng cá. Sau đó không cần can thiệp gì thêm, lợi chỗ chích rạch sẽ tự liền sau 1 - 2 ngày. Nanh sữa có thể tái phát sau khi chích nhưng sẽ ở vị trí khác. Trong dân gian cũng có một số mẹo vặt để chữa nanh sữa, tuy nhiên phải cẩn thận vì có thể gây đau đớn và gây nhiễm khuẩn nặng hơn cho trẻ vì không đảm bảo vô khuẩn.

Răng sâu sớm là biểu hiện phổ biến ở trẻ

Sâu răng sớm là hiện tượng xuất hiện rất phổ biến ở trẻ, chiếm tỷ lệ 30 – 50% ở các nước phát triển và đến 70% ở các nước đang phát triển. Răng sữa của bé rất mêm yếu dể tổn thương do vậy hay bị dể bị sâu, nhưng có cần phải trị sâu răng sữa không? Vì sao bé lại hay bi sâu răng sữa? Và nên điều trị, phòng chóng sâu răng như thế nào? Hãy tham khảo qua bài viết sau đây để biết cách chăm sóc răng miệng cho con.


Trẻ bị sâu răng – thực trạng đáng báo động hiện nay
Có tới 85% trẻ em bị sâu răng
Nguyên nhân do nhiều trẻ có thói quen ăn bánh, kẹo ngọt liên tục trong ngày, không theo bữa và ăn xong không đánh răng. Bên cạnh đó là việc rất ít trẻ được khám và điều trị các bệnh về răng miệng kịp thời. Sự hình thành sâu răng phụ thuộc vào các axít hữu cơ được tạo ra từ sự lên men của các carbohydrate trong thức ăn do vi khuẩn làm giảm độ pH ở các mảng bám răng và tạo ra những chỗ bị mất khoáng. Sâu răng ban đầu có dạng các điểm trắng đục trên men răng và các lỗ sâu răng sẽ xuất hiện khi tình trạng mất khoáng tiến triển mạnh.

Nhóm các vi khuẩn atreptococcus mutans có liên quan đến sự hình thành sâu răng. Các vi khuẩn này có khả năng bám dính vào men răng, tạo ra nhiều chất axít và sống ở môi trường pH thấp. Khi men răng bị thủng lỗ, các loại vi khuẩn khác (các lactobacillus) sẽ sinh sôi ở răng, tạo ra môi trường axít và thúc đẩy hóa trình mất khoáng. Sự mất khoáng do axít được tạo ra từ vi khuẩn phụ thuộc vào số lần tiêu thụ và loại carbohydrate có trong thức ăn.

Sâu răng sớm ở trẻ có thể xuất hiện sớm trước 12 tháng tuổi. Các đối tượng có nguy cơ bị sâu răng bao gồm những trẻ thường xuyên ăn chất đường (thường xuyên dùng các thức uống, thức ăn có đường, bánh snack), trẻ có nhiều người thân như cha mẹ hay các anh chị em ruột bị sâu răng, hay trẻ có dị dạng ở răng.

Hậu quả khó lường khi trẻ bị sâu răng
Các bậc cha mẹ thường chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Nhiều cha mẹ quan niệm răng sữa chỉ tồn tại vài năm, sau đó được thay răng mới. Vì vậy rất nhiều trẻ em không được đánh răng trước khi đi ngủ mà chỉ súc bằng nước lọc. Chính việc đó đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở và hình thành những lỗ sâu răng. Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ khiến cho răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tủy răng cũng bị tổn thương, dẫn đến viêm tủy gây đau, nhức. Viêm tủy răng có thể tiến triển đến hoại tử, vi khuẩn xâm lấn xương ổ răng và gây áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng vùng mặt.

Vì vậy, để dự phòng các bệnh răng miệng và các biến chứng, cần tăng cường công tác phòng bệnh và điều trị sớm, có thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Đối với trẻ, người lớn cần hướng dẫn các em cách chải răng miệng đúng cách. Hạn chế cho trẻ ăn bánh, kẹo và nhiều đồ ngọt, hướng dẫn ăn theo bữa. Thực hiện đánh răng sau khi ăn ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.

Bên cạnh đó, có thể cho fluor vào nước sinh hoạt hàng ngày với nồng độ 1ppm. Để tránh trường hợp dùng quá liều fluor cần thiết, bác sĩ không kê đơn thuốc fluor với số lượng quá 120mg. Biểu hiện cấp tính của quá liều fluor (cao hơn 5mg/kg) cần được xử trí khẩn cấp. Dùng các dạng fluor bôi ngoài (do bác sĩ chỉ định) có lợi cho các bệnh nhi có nguy cơ bị sâu răng.

Nếu trẻ có dấu hiệu sâu răng, cần được đưa đến bác sĩ răng hàm mặt để được tư vấn và điều trị kịp thời
Bé bị sâu răng sữa có cần phải điều trị không?

Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng sữa ở bé:
– Mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng sữa còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Những bà mẹ ăn uống thiếu canxi khi mang thai thì sau này men răng của con cũng dễ bị yếu.

– Do bé sử dụng quá nhiều đồ ngọt.
– Do cha mẹ không biết cách chăm sóc răng cho bé.
– Ngoài ra, những yếu tố như bé bú bình, bé sinh mổ… cũng làm gia tăng tình trạng sâu răng sữa ở bé

Nhiều cha mẹ nghĩ sâu răng sữa không quan trọng vì sớm muộn gì những răng này cũng bị mất đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng:
– Nếu răng sữa bị sâu và rụng quá sớm thì sau này, răng trưởng thành của bé có thể bị mọc lệch lạc, gây xô hoặc nghiêng hàm.
– Ngoài ra, răng sữa cũng có tác dụng nhai thức ăn như răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị rụng sớm, khả năng nghiền nát thức ăn bị hạn chế khiến bé tiêu hóa kém.
– Răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp, giúp bé phát ẩm chuẩn trong quá trình học nói.

Giống như người lớn, răng sữa của bé cũng có hàng nghìn loại vi khuẩn cư trú tạo thành mảng bám. Vì vậy, cha mẹ nên học cách chăm sóc để tránh sâu răng sữa cho bé ngay từ sớm, thậm chí ngay cả trong giai đoạn mang thai. Bạn nên lưu ý:
– Khoảng thời gian thai nghén, mẹ nên dùng những loại đồ ăn có lợi cho men răng của bé sau này như các loại cua, cá, sò, ốc, tôm, sữa… Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế căng thẳng, stress để tránh những nguy cơ lên bào thai như tật sứt môi, hở hàm ếch ở bé sơ sinh.
– Ngay khi bé mới mọc răng sữa, mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho con hằng ngày bằng gạc sạch nhúng vào nước muối ấm (không nên pha nước muối quá mặn vì điều này cũng dễ phá hủy men răng bé).
Nếu trong điều kiện đi xa, không có gạc vệ sinh răng bé, bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước ấm sau mỗi lần bé bú, uống thuốc… Nếu bé đã đến tuổi sử dụng bàn chải và kem đánh răng, mẹ dùng loại dụng cụ này để vệ sinh răng lợi cho bé.
– Tạo điều kiện cho bé tắm nắng để chống còi xương, hạn chế xương hàm của bé kém phát triển và phòng tránh hiện tượng răng bé mọc lệnh, yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.
– Không nên cho bé ngậm bình sữa (hoặc bình nước hoa quả) khi bé nằm trên giường hoặc trên cũi. Các loại đường sữa sẽ phá hủy lớp men răng và gây sâu răng cho bé.
– Hạn chế những loại đồ uống chứa đường sữa vào buổi tối. Với bé trên 1 tuổi, tốt nhất, bạn chỉ nên cho bé uống nước lọc trước giờ đi ngủ.
– Tránh cho bé thói quen ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng vì điều này sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện tiếp xúc với răng lợi bé lâu hơn và gây nên hiện tượng sâu răng.
– Pha loãng nước hoa quả đóng hộp với nước lọc và cho bé sử dụng.
– Nếu phát hiện bé có dấu hiệu sâu răng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám. Trong trường hợp bị sâu ít, bác sĩ sẽ tiến hành cạo chỗ răng sâu và hàn lại răng cho bé. Trường hợp răng bé bị sâu nặng, bác sĩ sẽ phải nhổ răng đi.

Việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng tốt cho bé bao gồm việc đánh răng và vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày bằng việc sử dụng khăn mặt ướt và bàn chải đánh răng mềm. Vệ sinh và kiểm tra răng miệng cho bé một cách đều đặn có thể giúp bé không cảm thấy khó chịu khi mọc răng và phòng chống sâu răng. Một khi răng bé đã mọc, điều quan trọng là tạo cho bé thói quen đánh răng hai lần một ngày. Khi đánh răng cho bé, sử dụng loại kem đánh răng có chứa fluoride hai lần một ngày, vào buổi sáng sau khi bé ngủ dậy và vào buổi tối trước khi bé đi ngủ. Khi mới bắt đầu, chỉ sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa fluoride và tăng dần lượng kem đánh răng trên bàn chải mềm của bé. Nên chải nhẹ nhàng lên lưỡi của bé để loại bỏ vi khuẩn hình thành trên lưỡi. Cha mẹ nên đánh răng cho bé cho đến khi bé có thể tự làm lấy. Đánh răng cho bé còn giúp cha mẹ có thể kiểm tra bất kỳ những thay đổi nào xảy ra đối với hàm răng của bé, bao gồm răng mới mọc, bựa răng, những vết răng sâu.

Canh thời điểm thay răng ở trẻ em

Các bậc cha mẹ đều muốn “canh” để giúp bé thay răng đúng thời điểm nhằm giúp con có hàm răng đẹp. Nhưng mọi người rất bối rối vì không biết bé thay răng nào trước, răng nào sau. Và họ truyền tai nhau kinh nghiệm rằng: “Lúc mấy tháng bé mọc răng thì mấy tuổi bé sẽ thay răng. Răng nào mọc trước sẽ thay trước, mọc sau thay sau”.


Khi bé đến tuổi thay răng, các bậc cha mẹ cuống lên với bao nhiêu suy nghĩ: Lúc nào bé sẽ thay răng? Bé bị “xiết”, lúc nào nên nhổ răng? Sao răng bé mọc lệch? Làm sao cho bé không sợ bác sĩ nha khoa? Dưới đây là những thông tin hữu ích để các bậc phụ huynh giúp bé có hàm răng vĩnh viễn “đẹp như mơ”.

Vì sao răng vĩnh viễn xấu hơn răng sữa?
Đây cũng là nỗi lo lắng chung của các bậc cha mẹ có con đang độ tuổi thay răng. Vì thực tế cho thấy, nhiều bé có răng sữa đều, đẹp nhưng sau khi thay, răng bị thưa hoặc cái nọ xọ cái kia, chen chúc nhau. Hiện tượng này phổ biến đến mức, dân gian cho rằng, hễ trẻ có răng sữa đẹp thì răng sau này sẽ xấu. Thực ra, bé có răng sữa đẹp nhưng răng vĩnh viễn mọc không đều, không đẹp có nhiều nguyên nhân. Một là, khi còn răng sữa, hàm cũng nhỏ, chưa phát triển nên răng đều. Đến khi thay răng, răng vĩnh viễn to hơn xưa nhiều, nếu hàm phát triển không đủ tương xứng, răng phải chen chúc nhau, trở nên xấu. Hai là, khi thay răng, hàm phát triển lớn nhưng răng vĩnh viễn nhỏ nên dẫn đến tình trạng răng thưa.

Để khắc phục hiện tượng này, cần chỉnh hình phòng ngừa cho bé. Để xác định hàm của bé có nhỏ hơn khi thay răng vĩnh viễn hay không, khi bé bắt đầu thay răng đưa bé đến bác sĩ răng hàm mặt kiểm tra. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ phòng ngừa cho bé bằng phương pháp đeo khí cụ chỉnh hình để nới rộng khung răng. Chi phí khoảng từ 2 triệu đến 4 triệu đồng.
Lưu ý: Bé có răng sữa đều đẹp, khi thay răng nên đến bác sĩ nha để kiểm tra.

Thay răng theo trình tự nhất định
Thực ra, bé sẽ thay răng theo một trình tự nhất định. Bộ răng sữa hoàn chỉnh gồm 20 chiếc, hàm trên 10 chiếc, hàm dưới 10. Theo trục ở giữa đếm qua trái có 5, qua phải 5.

Trình tự thay răng thông thường nhất: Trước tiên là 2 răng cửa trên, 2 răng cửa dưới, 2 răng bên trên, 2 răng bên dưới, 2 răng nanh sữa nhỏ dưới, 2 răng cối sữa nhỏ trên, 2 răng cối sữa nhỏ dưới, 2 răng cối sữa lớn trên, 2 răng cối sữa lớn dưới, 2 răng nanh sữa trên sẽ thay cuối cùng. Tuy nhiên, cũng có một trình tự khác là: bé sẽ thay 2 răng cửa dưới trước, còn các răng sau giống như trên.

Một người, trung bình có đủ 32 răng nhưng cũng có người 36 chiếc (như răng vượn). Nhưng hiện răng con người tiến triển đến mức chỉ còn 28 chiếc gọi là hiện tượng tiến hóa thoái bộ. Vì với cuộc sống hiện đại, thức ăn ngày càng được chế biến mềm hơn nên chỉ cần 28 chiếc đã đủ cho chức năng ăn nhai.

Lưu ý: Trước khi thay răng, bé sẽ mọc răng vĩnh viễn đầu tiên là răng số 6.Thời điểm bé bắt đầu thay răng: 5- 6 tuổi và kéo dài đến năm 11-12 tuổi. Thời gian này bé thay toàn bộ 20 răng sữa và răng vĩnh viễn. Sau đó, 12 tuổi còn mọc thêm răng cối lớn thứ 2 (răng số 7).

Hãy nhờ bác sĩ giúp bé
Đến thời điểm thay răng, răng sữa sẽ tự lung lay do mầm răng vĩnh viễn đã mọc lên để thế chỗ cho răng sữa. Tuy nhiên, cũng có thể kiểm tra, nếu thấy có mầm răng vĩnh viễn đã mọc mà răng sữa chưa lung lay thì cần nhổ đi để răng mọc đúng chỗ.

Khi nhổ răng cho bé, nên đợi răng lung lay nhiều mới thực hiện. Và nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra tổng thể tình trạng răng, hàm của bé. Vì như thế, bác sĩ sẽ phát hiện sớm răng bé thiếu, thừa hay đủ mà giúp xử lý kịp thời nếu cần thiết.

Với những bé bị sún răng (thường gọi là xiết ăn răng), không nên tự ý quyết định nhổ chân răng của bé. Vì chân răng có chức năng hướng dẫn răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và giữ khoảng cách cho răng vĩnh viễn. Nếu nhổ sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc lệch lạc. Trường hợp bé bị đau nên đưa bé đến bác sĩ để được giải quyết sớm vấn đề.

Lưu ý: Có những trường hợp đến lớn mà răng sữa không lung lay vì không có mầm răng vĩnh viễn thay thế. Trường hợp này, chức năng ăn, nhai của răng không thay đổi, chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Để đẹp hơn, có thể bọc cho răng to hơn.

Nếu đến thời điểm mà bé vẫn chưa thay răng, cũng phải nhất thiết đưa bé đến phòng khám nha. Bé chậm thay răng do nhiều nguyên nhân. Hoặc bé bị nhổ mất răng sữa quá sớm hoặc răng sữa lung lay nhưng không có mầm răng vĩnh viễn thay thế. Chỉ có cách duy nhất là đưa bé đi chụp phim để biết được chính xác có hay không có mầm răng. Nếu mầm răng không mọc, mọc không đúng chỗ sẽ phải phẫu thuật để kéo mầm ra hay kéo về đúng chỗ.

Được tạo bởi Blogger.