Hiển thị các bài đăng có nhãn rang-khon. Hiển thị tất cả bài đăng

Qúa trình lành thương sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn, tốc độ hồi phục phụ thuộc vào mức độ khó của việc nhổ răng (nhổ răng đã mọc hoàn toàn so với nhổ răng chỉ mọc bán phần hoặc ngầm trong xương khác nhau). Để quá trình lành thương diễn ra nhanh và giảm bớt cảm giác khó chịu sau khi nhổ răng, bạn nên làm theo những hướng dẫn dưới đây



Sau khi nhổ răng khôn bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn khó chịu và nhổ răng khôn là một ca tiểu phẫu cho nên sau khi nhổ bỏ sẽ có một vết thương và qúa trình lành thương sau khi nhổ răng khôn không phải đơn giản mà cần có sự kiêng cữ cũng như qúa trình chăm sóc, vệ sinh vết thương của người bệnh.



Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

Chảy máu: có thể xảy ra vài giờ sau nhổ răng. Để kiểm soát chảy máu, hãy đặt một miếng gạc ẩm, sạch trên huyệt ổ răng vừa nhổ và cắn chặt lại trong khoảng 1 giờ. Sau khi bỏ gạc ra, nếu vẫn chảy máu nhỏ thì cắn lại một miếng gạc khác như vậy. Nếu chảy máu nhiều, liên tục, hãy gọi cho nha sĩ. Tránh súc miệng trong 24h sau nhổ răng, tránh việc làm tổn thương các tế bào non trong huyệt ổ răng (ví dụ: không uống rượu hay hút thuốc) và tránh đồ uống nóng (như cà phê hay soup nóng). 

Những việc làm này có thể làm bật cục máu đông trong huyệt ổ răng, và gây viêm huyệt ổ răng khô.
Sưng mặt ở vùng nhổ răng. Để hạn chế tối thiểu việc sưng này, hãy dùng một tấm vải bọc đá bên trong để chườm trên vùng mặt chỗ nhổ răng, quy trình: 10 phút chườm, bỏ ra 20 phút rồi lại chườm lại. Lặp lại quy trình này trong 24 giờ đầu.


Đau: sử dụng các thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen để làm giảm những cơn đau nhẹ. Bác sỹ có thể kê các thuốc giảm đau có tác dụng mạnh hơn nếu cần thiết.
Thuốc kháng sinh: có thể đã được kê từ trước khi nhổ răng (để điều trị viêm nhiễm quanh răng khôn cần nhổ) hoặc ngay sau khi nhổ răng, và bạn nên tiếp tục uống thuốc theo đơn cho đến khi hết thuốc.
Về vấn đề ăn uống: Hãy ăn sau khi đã hết tác dụng của thuốc tê hoàn toàn, khoảng 1- 2h sau nhổ răng. Ăn thức ăn mềm trong một vài ngày. Tránh thức ăn cứng, rượu, và các chất kích thích.
Về vấn đề hoạt động thể chất: Tránh các hoạt động thể chất mạnh trong 1 – 2 ngày đầu, tránh bơi trong khoảng 2 tuần sau nhổ răng.


Tiếp tục chải răng như bình thường: nhưng tránh chải trực tiếp vào răng cạnh răng nhổ trong 24h giờ đầu. Vào ngày thứ hai, hãy chải nhẹ nhàng trên răng như bình thường. Không sử dụng các loại nước súc miệng quá mạnh – vì nó có thể gây kích thích vị trí nhổ răng.


Sau 24 giờ sau khi nhổ răng
Sưng mặt ở vùng nhổ răng nên được điều trị bằng cách chườm nóng. Hãy áp một tấm khăn ẩm vào vùng nhổ răng 20 phút, bỏ ra 20 phút. Lặp lại quy trình này trong ngày thứ 2-3 sau nhổ răng.
Súc miệng bằng nước muối ấm sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Không sử dụng các nước súc miệng có quá nhiều chất kích thích.


Chỉ khâu: nếu bác sỹ dùng chỉ tự tiêu thì bạn không cần phải cắt chỉ. Nếu dùng chỉ thường thì cần cắt bỏ sau 7 – 10 ngày. Bác sỹ phẫu thuật sẽ cho bạn biết họ dùng loại chỉ nào và hẹn bạn ngày tái khám để cắt chỉ hoặc kiểm tra lại.

Trường hợp răng khôn bị sâu phải xử lý sao?

Răng khôn là chiếc răng nằm sâu trong cùng của xương hàm nên việc việc sinh tương đối khó khăn. Bên cạnh đó, răng khôn lại mọc ngay cạnh các răng hàm giữ vai trò quan trọng trên cung hàm, nên thức ăn hay bị nhét vào các kẽ răng này, việc làm sạch các thức ăn và mảng bám tại các kẽ của răng khôn không phải là việc dễ dàng. 

Vì vậy, răng khôn là chiếc răng có nguy cơ bị sâu cao và nướu răng tại vị trí này dễ có nguy cơ vị viêm, sưng tấy gây cho bạn cảm giác khó chịu.

– Răng khôn bị sâu nặng sẽ làm ảnh hưởng đến răng cối quan trọng trên cung hàm, có thể làm sâu răng bên cạnh. Đó là chưa kể đến những chiếc răng khôn mọc nghiêng, mọc ngầm đâm vào răng cối bên cạnh, làm lung lay chân răng hoặc có thể làm thay đổi cấu trúc của xương hàm, đẩy các răng phía trước mọc chen chúc. Với những tác hại mà răng khôn sẽ mang lại đã cho thấy sự hiện diện của răng khôn hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt chức năng mà còn đe dọa đến sức khỏe răng miệng của bạn. Do đó, hầu hết các trường hợp có răng khôn, nhất là các răng bị sâu nặng, mọc nghiêng, mọc ngầm, Bác sĩ đều khuyên bệnh nhân nên nhổ bỏ để tránh những phiền phức về sau.

– Trong trường hợp của bạn, răng khôn bị sâu có nên nhổ hay trám lại thì bạn nên đến các trung tâm nha khoa để Bác sĩ khám và kiểm tra xem tình trạng cụ thể như thế nào. Nếu răng khôn của bạn mọc thẳng, có thể hỗ trợ đễ duy trì chức năng ăn nhai cho toàn hàm được tốt hơn thì sẽ được điều trị và bọc sứ để duy trì, còn nếu chiếc răng khôn của bạn mọc nghiêng, sâu nhiều thì việc nhổ bỏ sẽ được tiến hành để bảo vệ cho răng bên cạnh. Nhổ răng khôn hầu hết không làm ảnh hưởng đến dây thần kinh nên bạn đừng lo lắng nhé!

Các vấn đề về răng khôn sẽ được Bác sĩ chụp phim, khám và kiểm tra kỹ lưỡng và tư vấn cho bệnh nhân hướng điều trị tốt nhất. Bạn Thùy thân mến, về trường hợp của bạn thì bạn nên đến nha khoa sớm nhất có thể để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra từ chiếc răng khôn bị sâu nhé! Chúc bạn có một sức khỏe răng miệng tốt. Thân chào bạn!

www.google.com.py/url?q=http://dieutrirangsau.com/
Được tạo bởi Blogger.