Sâu răng sữa ở trẻ em

Sâu răng sữa ở trẻ em là tình trạng phổ biến ở nước ta, do các vấn đề về chăm sóc sức khỏe răng miệng chưa được các bậc phụ huynh quan tâm đúng mức. Bài viết sau đây xin chia sẻ cách chăm sóc sâu răng sữa ở trẻ em.


Nhiều người có quan điểm sâu răng sữa sẽ không sao, vì răng sẽ cũng sẽ được thay thế bằng răng trưởng thành. Đây là một quan niệm sai lầm, vì khi trẻ bị sâu răng, trẻ sẽ cảm thấy rất đau, làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu nhổ răng

sữa sớm cũng không được, nếu làm như vậy răng trưởng thành sẽ mọc sai vị trí. Với những nguyên nhân đó thì sâu răng sữa nên cần điều trị.

Sâu răng sữa ở trẻ em phải làm sao ?
Sâu răng sữa ở trẻ em phải làm sao ?

Quá trình tiến triển sâu răng ở răng sữa


– Quá trình sâu răng sữa giống như ở răng trưởng thành, tuy nhiên sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Dấu hiệu ban đầu là đốm trắng ở trên bề mặt men răng. Theo các chuyên gia nha khoa, nếu đo độ cứng của răng có dấu hiệu sâu sẽ thấy được độ cứng giảm so với men răng bình thường. Trong giai đoạn này, nếu bạn sử dụng gel fluor bôi lên bề mặt răng thì có thể giúp phục hồi lại răng và làm cho đốm trắng đó mất đi. Khi bạn thấy răng có dấu hiệu bị tổn thương nhưng không điều trị kịp thời, thì men răng sẽ tiếp tục bị phá hủy, rồi sâu đến ngà răng và lan rộng ra. Sâu răng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào các yếu tố như: thành phần cấu tạo răng, độ cứng của răng, mảng bám vi khuẩn lên răng nhiều hay ít, …

Men răng sữa và ngà răng của trẻ rất mỏng nên quá trình sâu răng sữa phát triển rất nhanh trong vòng 2-3 tháng có thể gây viêm tủy. Khi răng sữa sâu gây viêm tủy thì trẻ rất đau khi bị kích thích bởi các thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt… và có thể đau tự nhiên thành cơn và đau nhiều về đêm. Khi răng đã bị sâu nặng, việc chữa sẽ phức tạp hơn và sự hợp tác của trẻ cũng khó khăn hơn.

Cách phòng và điều trị sâu răng sữa là gì ?


– Khi phát hiện răng sữa của trẻ bị sâu, bạn nên dẫn bé đến các trung tâm nha khoa để Bác sĩ có thể trám lại các lỗ sâu bằng sealant hoặc glassionomer cement, giúp hạn chế sự tác động từ vi khuẩn và hóa chất lên bề mặt răng, giúp phòng ngừa sâu răng tái phát ở trẻ.

– Tập cho trẻ thói quen tự vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày


– Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn chứa nhiều đường

– Trẻ em trong giai đoạn mọc răng cần được chăm sóc đúng cách, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để răng luôn chắc khỏe.

– Các bậc phụ huỳnh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát triển những bất thường và điều trị kịp thời.

Nếu như còn thắc mắc nào về cách chăm sóc răng sữa cho trẻ em thì bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn và giải đáp.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.