Bảo vệ thân răng sau điều trị tủy như thế nào?

Người ta thường cảm thấy đau khi nhai hoặc cảm thấy buốt khi tiếp xúc với thức ăn nóng hay lạnh, hoặc đau tự nhiên. Răng bị viêm tủy không thể tự khỏi, nếu không điều trị tủy, nhiễm trùng sẽ lan rộng và có thể hình thành áp xe.


>>Nha khoa quận Tân Phú
>>Nha khoa đinh tiên hoàng

Vậy bảo vệ thân răng sau điều trị tủy như thế nào đảm bảo?

Như vậy điều trị tủy răng thường được thực hiện trên những răng bị tổn thương bởi sâu răng, nứt vỡ thân răng, hoặc răng bị sang chấn khớp cắn kéo dài… Quá trình điều trị tủy sẽ loại bỏ một phần tổ chức cứng của răng (men răng, ngà răng) để đảm bảo loại bỏ hết mô bệnh lý và tạo đường vào ống tủy thuận lợi nhất. Bản thân những răng này đã bị mất tổ chức cứng do quá trình bệnh lý, sau khi điều trị tủy chúng còn bị mất thêm tổ chức cứng.
Hơn nữa, răng sau điều trị tủy có sự thay đổi về đặc tính hóa học ở mô ngà chân, thân răng do mất chất ẩm trong quá trình điều trị tủy và do thay đổi sự thẳng hàng của các sợi collagen. Thêm vào đó, do mất mô tủy nên răng được chữa tủy sẽ mất đi cơ quan nhận cảm về áp lực, dẫn đến việc chịu lực quá mức gây gãy vỡ răng.
Vì những lý do trên mà các bác sĩ thống nhất rằng răng đã điều trị tủy yếu hơn và có tiên lượng tồn tại kém hơn răng bình thường. Do đó, việc phục hồi cho răng đã điều trị tủy là cần thiết và cần được cân nhắc kĩ lưỡng nhằm đảm bảo sự ổn định lâu dài của răng.
                                                                    
Lên kế hoạch phục hồi răng điều trị tủy
Rất nhiều yếu tố cần được cân nhắc khi chọn lựa phục hồi cho răng đã điều trị tủy như vị trí của răng, tổ chức cứng còn lại của răng, lực khớp cắn, hình thái và chiều dài của chân răng…
Đối với răng trước (răng cửa, răng nanh): Việc phục hồi răng trước bằng chụp không làm tăng đáng kể sức chịu đựng của răng đã điều trị tủy. Tuy nhiên đối với răng trước, thẩm mỹ là một yếu tố rất quan trọng. Do răng đã điều trị tủy thường đổi màu so với răng bên cạnh do vậy việc bọc chụp để phục hồi thẩm mỹ là rất cần thiết.
                                                           
Đối với răng sau (răng hàm): Răng sau chịu lực nhai lớn hơn răng trước. Hơn nữa do có nhiều múi răng nên dễ bị lực chêm tác động khi cắn khớp làm tách các múi gây nứt dọc thân răng. Do vậy, việc bọc chụp để bảo vệ cho răng sau là rất cần thiết để đảm bảo sự ổn định lâu dài.
Theo các nghiên cứu hiện nay, sau khi điều trị tủy nếu được làm chụp bảo vệ thì tỉ lệ thành công về lâu dài là 81±12% sau 10 năm, trong khi không làm chụp tỉ lệ là 63±15%.

Việc lựa chọn phục hồi cho răng điều trị tủy cũng phụ thuộc vào mô răng còn lại. Thông thường, bác sĩ sẽ tạo một cùi giả (build-up) cho răng đã điều trị tủy bằng vật liệu phục hồi. Cùi giả đảm bảo hình thái tối ưu cho răng điều trị tủy để tiếp nhận một chụp răng (crown). Vật liệu phục hồi để tạo cùi giả thường là composite, amalgam, glassionomer… Composite hiện nay được dùng nhiều nhất do đảm bảo tính thẩm mỹ, cơ học và thao tác lâm sàng. Tuy nhiên nếu răng mất quá nhiều mô cứng, việc lưu giữ cùi giả và chụp răng với chân răng là không đảm bảo. Do đó, bác sĩ sẽ cắm một cái chốt vào chân răng và chốt này sẽ lưu giữ cùi giả và chụp với chân răng.


Lựa chọn vật liệu
Vật liệu phục hồi được sử dụng trong lĩnh vực nha khoa hiện nay rất phong phú.Việc lựa chọn vật liệu phụ thuộc vào vị trí của răng và nhu cầu của bệnh nhân.
Đối với vật liệu làm chốt răng, hiện nay chốt sợi thạch anh được đánh giá là tốt nhất cho mô răng do có hệ số đàn hồi gần với mô răng. Trong khi đó chốt sợi thủy tinh, chốt zirconia lại có tính thẩm mỹ cao.

Đối với chụp răng, có các lựa chọn chụp thép kim loại, chụp sứ thường, sứ titan, sứ kim loại quí, toàn sứ. Đối với vị trí răng trước hoặc bệnh nhân có nhu cầu thẩm mỹ cao lựa chọn tối ưu là chụp toàn sứ (zirconia).

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.