Hiển thị các bài đăng có nhãn nhổ răng nanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Lời khuyên: nó nên nhổ răng nanh cho bé hay không

Thưa bác sĩ, con em 2 tháng tuổi, dạo gần đây cháu rất hay quấy khóc, rồi biếng ăn nữa. Em không biết vì sao, hôm qua em phát hiện ra hàm trên của cháu có nhú vật màu trắng nhìn như chiếc răng, theo tìm hiểu thì em biết đó là răng nanh sữa và nên nhổ đi. Vậy bác sĩ tư vấn giúp em răng này có gây nguy hiểm gì không và nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh thì có cần thiết không ạ? Vì cháu còn bé quá. Em cảm ơn! (Thu Huyền – Hà Nội)

Trả lời :
Chào bạn Thu Huyền !

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những thắc mắc của mình với Nha khoa KIM. Răng nanh sữa có nguy hiểm không? Nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh có cần thiết không? Các bác sĩ sẽ giải đáp ngay sau đây

nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh

Răng nanh sữa là một đổm nhỏ màu trắng trên lợi, thường hặp ở trẻ sơ sinh trong khoảng từ 0 – 3 tháng tuổi hoặc muộn hơn đôi chút, đây là một loại tổn thương lành tính hay gặp ở niêm mạc miệng trong thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh. Kích thước mỗi răng khác nhau thường là khoảng 2-3 mm, một số trường hợp hiếm gặp răng có thể dài đến 1 cm

Nhổ răng nanh trẻ em

Răng nanh ở trẻ sơ sinh có vỏ mỏng, trong lòng chứa keratin có màu trắng do các mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, răng sữa của trẻ bắt đầu mọc khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, tuy nhiêm mầm răng đã được hình thành từ rất sớm khi trẻ còn đang trong bụng mẹ, trong quá trình hình thành mầm răng một số thành phần tế bào sẽ tham gia tạo răng đáng ra phải tiêu biến nhưng nếu còn sót có thể tạo thành răng nanh sữa

Nhổ răng sữa còn chân

Răng nanh sữa thường xuất hiện trong một thời gian ngắn, ít gây đau đớn cho trẻ và thường tự vỡ rồi biến mất sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng mà không có bất kì biến chứng gì
Đa số khi bé bị mọc răng nanh sữa đề không có bất kỳ biểu hiện đau đớn hay khó chịu gì. Tuy nhiên trường hợp bé nhà bạn Hằng quấy khóc và biếng ăn thì rất có thể răng nanh ấy đã bị nhiễm khuẩn, gây sưng đau cho bé.

Thực chất thì răng nanh ở trẻ sơ sinh rất lành tính, không gây biến chứng gì nếu không bị nhiễm khuẩn nên thông thường nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh là không cần thiết.

Nhưng nếu răng nanh sữa của bé bị nhiễm khuẩn thì việc nhổ răng sữa là nên làm. Bạn thử để ý xem xung quanh răng nanh thì lợi của cháu có màu đỏ bất thường hay sưng lên, bị lở ra không? Cháu có bị sốt không? Nếu vậy chắc chắn răng đã bị nhiễm khuẩn và nên cho bé đi nhổ răng để tránh những biến chứng sau này, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sữa

Thủ thuật nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Đầu tiên bé sẽ được bôi thuốc tê giảm đau sau đó bác sĩ thực hiện bóc tách lớp vỏ răng nanh ra, các nhân màu trắng hoặc vàng nhạt tự vỡ ra ngoài sau đó không cần can thiệp thêm. Phần lợi vùng răng vừa nhổ sẽ nhanh chóng liền lại.

Mặc dù thao tác đơn giản nhưng cần sự tỉ mỉ, chính xác để không gây đau đớn tổn thương cho bé. Bạn nên lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín để việc nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh được thực hiện một cách chính xác và không biến chứng

Tại Nha khoa KIM với kỹ thuật vô trùng tuyệt đối và thuốc gây tê được Liên đoàn Nha khoa quốc tế chứng nhận là an toàn đối với trẻ sơ sinh và cả người lớn thì bạn hoàn toàn yên tâm.

Với các bác sĩ trên 10 năm kinh nghiệm được tu nghiệp tại các trường đại học danh tiếng nước ngoài sẽ mang đến một ca nhổ răng an toàn, không biến chứng về sau.
Được tạo bởi Blogger.