Hiển thị các bài đăng có nhãn rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Đừng để trẻ mủn hết răng mới chữa

Để giúp trẻ tăng cân, nhiều phụ huynh thường cho trẻ bú dặm sữa vào ban đêm trong khi ngủ. Khi trẻ bú, sữa thường đọng mảng bám ở hàm răng cửa trên. Những mảng bám này nếu không được làm sạch, dần dần sẽ khiến răng trẻ bị đen, mủn và cụt dần. Hay một số trường hợp trẻ bị ói khi chải răng buổi sáng, sợ trẻ nuốt kem đánh răng, trẻ khóc lóc, khó chịu khi bị đánh răng... mà cha mẹ bỏ qua không đánh răng cho trẻ.

Đến khi trẻ ăn uống kém, kêu đau nhức, nướu sưng to, phụ huynh mới đưa con đến bác sĩ nha khoa thì trẻ đã bị viêm và sâu gần hết hàm răng.

Răng sữa sâu sẽ khiến trẻ đau, buốt không thể ăn thực phẩm thô, cứng như các bạn cùng tuổi, mà phải ăn thức ăn lỏng, xay mềm, làm trẻ chậm phát triển thể chất, kỹ năng... Đáng ngại hơn, tình trạng sâu răng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, viêm và áp xe các phần mềm vùng miệng... buộc phải điều trị lâu dài, tốn kém. Nếu không được điều trị, quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ bị ảnh hưởng nặng nề, xương hàm phát triển không đúng, dẫn đến lệch hàm. Răng sữa sâu rụng trước thời điểm mọc răng vĩnh viễn khiến lợi dễ bị cứng, xơ hóa, gây cản trở quá trình mọc răng vĩnh viễn, làm răng khó mọc, mọc lệch, xiên.

Chăm sóc răng đúng cách
Để trẻ lớn lên có hàm răng đẹp, cha mẹ cần chăm sóc răng cho trẻ ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ, bởi lúc ấy mầm răng sữa đã bắt đầu hình thành. Người mẹ cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, nhất là những thức ăn giàu chất xơ và canxi, cần tránh các loại thuốc và hóa chất ảnh hưởng đến men răng trẻ bị mủn sau này. Khi bé mới chào đời, cha mẹ vệ sinh miệng cho bé bằng cách cho bé tráng miệng bằng nước sạch sau mỗi lần bú, uống sữa. Khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, cha mẹ hãy dùng khăn hoặc gạc mềm quấn vào đầu ngón tay sạch, thấm nước muối pha loãng để lau từng chiếc răng sữa và rơ lưỡi cho trẻ.

Khi trẻ lên 2 tuổi, trẻ có thể bắt đầu làm quen với việc đánh răng, cha mẹ hướng dẫn trẻ cầm bàn chải nhúng nước muối loãng và chải răng, không dùng kem đánh răng vì trẻ dễ nuốt. Khi được 3 tuổi, trẻ đã được tập kỹ năng súc kỹ miệng và nhổ ra, thì cho trẻ dùng 1 lượng nhỏ kem đánh răng. Có nên hàn răng cho trẻ 3 tuổi nên được bác sĩ tư vấn trước.

Tuy nhiên, trước 6 tuổi, trẻ vẫn cần được cha mẹ chải răng lại mỗi khi trẻ tự chải răng xong để bảo đảm răng trẻ được chải sạch. Đến khi được 6 tuổi trở lên, trẻ có thể tự chải răng sạch thì vẫn cần sự kiểm soát của cha mẹ vì lúc này trẻ bắt đầu thay răng sữa mọc răng vĩnh viễn, nếu không được chăm sóc đúng cách rất dễ bị sâu. Cha mẹ cần hướng dẫn con chải răng đúng cách sau mỗi buổi ăn hay ít nhất 2 lần sáng và tối.

Trong đó, buổi tối trước khi đi ngủ rất quan trọng, chải đủ 3 mặt: trong, ngoài và mặt nhai trong vòng 3 đến 5 phút. Từ 12 tuổi trở đi, khi răng vĩnh viễn đã mọc đủ, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn con dùng thêm chỉ nha khoa để tập làm quen với phương pháp làm sạch kẽ răng mới.

Răng cửa bị sâu rất nặng và nơi chữa trị

Răng cửa bị sâu là tình trạng răng miệng khá phổ biến và cần đến một phương pháp điều trị triệt để nhằm ngăn ngừa sâu răng tái phát, giúp mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng. Nếu bạn đang băn khoăn răng cửa bị sâu nặng phải làm sao thì một số thông tin dưới đây có thể hữu ích cho bạn.


Răng bị sâu chủ yếu do vi khuẩn streptococcus mutans hiện diện trong môi trường miệng gây nên. Bản chất của tình trạng sâu răng là do vi khuẩn tác dụng vào chất đường và tinh bột có trong các mảng bám trên răng tạo ra axit. Axit sẽ hòa tan, ăn mòn các mô răng khỏe mạnh tạo thành các lỗ đen và gây đau nhức kéo dài. Nếu không được điều trị đúng cách thì vết sâu rất dễ lan tới tủy, gây viêm tủy, thậm chí gây áp xe xương ổ răng nguy hiểm.


Bị sâu giữa 2 răng cửa nếu để lâu ngày không điều trị, nguy cơ ảnh hưởng đến tủy rất cao, khiến tủy bị viêm, đau nhức dữ dội, và đặc biệt, vẻ đẹp thẩm mỹ của răng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hàn răng thường được sử dụng khá phổ biến trong các trường hợp răng bị sâu với chi phí thấp. Trong đó nạo sạch vết sâu là bước căn bản để làm sạch ổ bệnh gây sâu răng, ngăn ngừa sâu răng tái phát. Bác sĩ sẽ dùng vật liệu composite để hàn vào chỗ răng sâu nhằm tái tạo lại hình dáng cũng như hạn chế vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm về độ bền và bám dính. Sau một thời gian, chỗ trám sẽ bị bong bật và bạn cần gặp bác sỹ để thực hiện hàn trám lại.

Một giải pháp hiệu quả nhất với tình trạng răng sâu chính là bọc răng sứ. Thực chất, bọc sứ là phương pháp dùng chụp sứ chế tạo theo chuẩn dấu răng bọc bên ngoài phần răng sâu với hai chức năng là vừa đảm nhiệm phục hình răng sâu vỡ mẻ cũng như hạn chế vết sâu phát triển tức ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập đến tủy răng. Với bọc răng sứ thì răng cửa bị sâu không còn là vấn đề bạn cần phải băn khoăn quá nhiều.

Hiện nay, Nha Khoa Kim đã thực hiện các phương pháp trên để điều trị răng cửa bị sâu. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, đội ngũ nha sĩ nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ hài lòng khi đến chữa tại đây.

Kẹo nào tốt cho răng?

 Có một loại “kẹo” được “ưu ái” cho sức khỏe răng miệng. Chocolate sẽ rất tốt cho răng. Những nghiên cứu mới nhất được thực hiện tại Nhật, Anh và Hoa Kỳ đã cho thấy, chocolate rất hiệu quả trong việc bảo vệ, chống sâu răng, chống lại việc hình thành các mảng vữa bám trên răng. 

>>Trị sâu răng bao nhiêu tiền (http://dieutrirangsau.com/chua-sau-rang-bao-nhieu-tien/)
>>Răng bị sâu đen phải làm sao (http://dieutrirangsau.com/rang-bi-sau-den-phai-lam-sao/)

Ở xứ mình, hễ cái gì ngọt ngào và hơi cưng cứng thì cứ gọi là kẹo, vì thế chocolate cũng được gọi là kẹo. Trẻ em ngay từ nhỏ đã thuộc nằm lòng, ăn kẹo sẽ làm “sún răng".




Hạt cocoa (hay còn gọi là hạt cacao) chứa rất nhiều tannins, polyphenols và flavonoids. Đây là 3 chất chống oxy hóa “lão làng” có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho răng miệng. Tannins làm cho chocolate đen có vị hơi đắng và cũng làm cho chocolate có màu sậm đen. Điều “ăn tiền” nhất là tannins có tác dụng ngăn ngừa sâu răng bằng cách “trục xuất” vi khuẩn bám vào bề mặt của răng.

Chất polyphenols có tác dụng làm hạn chế tác động của vi khuẩn, có nghĩa là chất này sẽ “tiêu diệt” các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây hơi thở có mùi “dễ xa nhau”, polyphenols cũng “kiêm” luôn tác dụng ngăn ngừa sự viêm nướu răng và chống sâu răng. Hợp chất flavonoid có tác dụng kiềm hãm, làm chậm lại tiến trình sâu răng.

Chocolate bán trên thị trường có rất nhiều loại như đen, sữa và trắng. Chocolate đen là loại “thuần khiết” nhất do được xử lý ít nhất nên hầu như còn giữ lại “tài sản” của hạt cacao nguyên chất. Vì vậy, chocolate đen được cho là “anh cả” của các loại chocolate về lợi ích cho sức khỏe. Để hưởng lợi ích tối đa của chocolate, khi chọn mua chocolate, nên chọn những loại có chứa từ 70 % trở lên thành phần cocoa.

Nói có sách, mách có chứng, vì sao chocolate đen lại rất tốt cho răng? Trong miệng của chúng ta bao giờ cũng có sự “xâm lược” của một loại vi khuẩn tên là streptococci vốn tạo ra nhiều axít gây hư hỏng men răng. Những chất oxy hóa có trong chocolate đen sẽ đóng vai trò như những chất kháng vi khuẩn, có tác dụng cản trở các vi khuẩn tạo thành axít gây hại cho men răng, hơn nữa, chất bơ cocoa sẽ có tác dụng bao bọc răng, không cho các mảng vữa có cơ hội lai vãng, bám vào răng.

Ngoài 3 loại chất chống oxy hóa “thượng thừa” kể trên, chocolate còn chứa hằng hà sa số các hợp chất chống oxy hóa khác. Các chất chống oxy hóa có trong chocolate đen được cho là cao gấp 4 lần so với trà xanh. Các chất chống oxy hóa này không những ức chế quá trình tạo ra các mảng bám vào răng mà còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh nha chu vốn gây viêm nướu, sưng nướu. Những loại vi khuẩn có “dây mơ rễ má” với bệnh nha chu cũng sẽ đi vào hệ tuần hoàn máu và sẽ “giở trò”, gây nên các bệnh về tim mạch.

Vì vậy, ăn chocolate xem như một công ba bốn chuyện, vừa bảo vệ răng miệng, bảo vệ tim mạch, vừa tận hưởng khoái cảm trên chót lưỡi đầu môi...


Để hưởng lợi ích tối đa của chocolate, điều quan trọng cần nhớ là chocolate chứ không phải là... rau cải, chúng vẫn chứa đường và chất béo. Lý tưởng nhất là mỗi ngày chỉ dùng khoảng 28 g.

Lúc nào thích hợp cho hàn răng thẩm mỹ?

Với công nghệ hiện đại hiện nay, với những vấn đề răng bị sứt, sâu nhỏ thì hàn răng thẩm mỹ là biện pháp tốt nhất với giá thành phù hợp, tiện lợi nhanh chóng. Vậy bạn tìm hiểu thông tin về hàn răng thẩm mỹ như thế nào? Hàn răng thẩm mỹ khi nào thích hợp để làm. Dưới đây chúng tôi đưa ra thông tin bổ ích cho bạn tham khảo.

Laser Tech là thế hệ laser Nha khoa 4.0 được các chuyên gia nha khoa thẩm mỹ khuyên sử dụng trong tất cả các trường hợp hàn răng thẩm mỹ với nhiều chất liệu khác nhau.
+ Răng bị sứt mẻ, vỡ nhỏ
+ Răng sau điều trị lỗ sâu, viêm tủy
+ Răng bị mòn men
+ Răng thưa hở kẽ

TẠI SAO NÊN HÀN RĂNG BẰNG CÔNG NGHỆ LASER TECH?
Dựa trên những nghiên cứu quan trọng về các đặc tính của Laser Er trong thẩm mỹ răng, các chuyên gia phục hình răng đầu ngành đã lựa chọn và phát phát triển một trong những đặc tính tốt nhất của loại laser này, đẩy tới giá trị cao nhất và an toàn tuyệt đối cho cơ thể để sử dụng cho hàn trám răng hoàn hảo nhất.

Thế hệ laser trám 4.0 đặc dụng

Laser Tech là thế hệ laser Nha khoa 4.0 đặc dụng, thích hợp cho tương tác giữa các chất liệu hàn răng nhân tạo với bề mặt răng sinh lý diễn ra tương khớp nhất, loại trừ được tất cả những sai khác mà phương pháp trám thông thường dễ mắc phải.

 Duy trì dài lâu

Chất liệu trám có thành phần khoáng hóa gần tương đương với ngà răng sinh lý, được hòa chế bằng công nghệ nha khoa Quốc tế cho ra đời sản phẩm đạt tiêu chuẩn và dễ thao tác nhất hiện nay. Khi đông cứng, chất trám có sức bền cao gần bằng ngà răng thật, không bị cong vênh trong thời gian dài.

 Khắc phục nhược điểm của kỹ thuật trám thông thường

Laser nha khoa 4.0 giúp kích thích chất trám tạo ra các chân bám tại vị trí cố định, không bị co kéo hay kích ứng nóng lạnh, khắc phục hoàn toàn tình trạng bị khoang rỗng sau khi đông cứng chất trám – điều rất dễ gặp trong trám răng thông thường.

hàn răng thẩm mỹ khi nào
>>> Xem thêm: Hàn răng có đau không - Trám răng thẩm mỹ giá bao nhiêu
 An toàn tuyệt đối

Laser Tech đặc biệt tương thích cho hàn trám răng sâu do khả năng dễ hấp thụ nước trong lỗ sâu và có thể tạo xoang trám nhanh chóng, có chọn lọc nên không phạm vào mô răng lành, an toàn tuyệt đối với cơ thể.

QUY TRÌNH HÀN RĂNG LASER TECH TẠI NHA KHOA PARIS
Hàn răng Laser Tech là một trong những ứng dụng tiến bộ, được thực hiện với quy trình đảm bảo như kỹ thuật răng sứ để phục hình răng sinh lý tự nhiên, bền chắc như ban đầu.

 Thăm khám và tư vấn

Bác sỹ tiến hành khám tổng quát khoang miệng và răng cần hàn trám để xác định tình trạng răng. Nếu răng bị sâu hay viêm tủy cần điều trị bệnh lý trước khi trám.

 Đưa chất trám lên răng
Bằng dụng cụ chuyên dụng, bác sỹ đưa nhựa trám dạng dẻo lỏng lên răng vỡ, mẻ để bắt đều trám bít.

 Tạo hình chất trám
Nhựa trám được bác sỹ thao tác vừa khít với vết răng hỏng, tạo hình răng như thật và thẩm mỹ nhất để sửa soạn răng.

 Chiếu laser
Tiến hành chiếu Laser Er để đông cứng chất liệu trám để duy trì tạo hình răng bền chắc.

TƯ VẤN THƯỜNG GẶP KHI HÀN TRÁM RĂNG
1. Hàn răng Laser Tech ăn nhai bình thường được không?

Chất liệu trám có thành phần khoáng hóa gần tương đương ngà răng, sau khi đông cứng có độ rắn chắc không kém răng thật nên có thể ăn nhai hoàn toàn bình thường

2. Hàn răng Laser Tech duy trì được bao lâu?

Nếu giữ gìn, vết hàn răng thẩm mỹ thực hiện bằng công nghệ hàn răng Laser Er Maximum có thể duy trì được rất lâu, gần bằng trám amalgam, sau 10 năm mới bắt đầu đổi màu

3. Sau hàn Laser Tech, răng có ê buốt không?

Chất liệu hàn trám răng thực chất là một dạng sứ dẻo đặc biệt, có độ đàn hồi và chân bám cố định, không có khoang rỗng giữa bề mặt răng thật và chất trám nên không bị kích thích ngà hay tủy răng. Vì thế sau hàn trám, răng không bị ê buốt, đau nhức

Với thông tin hữu ích trên, bạn sẽ có chọn lựa phù hợp cho mình.

Được tạo bởi Blogger.