Hiển thị các bài đăng có nhãn benh-ly-rang-mieng. Hiển thị tất cả bài đăng

Khi nào cần điều trị tủy răng

Có nhiều trường hợp bệnh nhân khi tới nha khoa điều trị nha khoa thường có những câu hỏi như : Có cần thiết phải lấy tủy răng hay không ?, tại sao phải lấy tủy răng và làm sao để biết mình phải điều trị tủy răng để chuẩn bị tâm lý. 

Để giải đáp các vấn đề xung quanh những câu hỏi này bác sĩ nha khoa đưa ra một số dấu hiệu răng miệng cần điều trị tủy răng để các bệnh nhân tham khảo. Và khi thấy tình trạng răng miệng của mình có những dấu hiệu này thì cần phải chú ý.

Xem thêm

Những dấu hiệu răng miệng cần điều trị tủy răng.

♦ Bị đau hoặc nhói khi nhai.

Khi răng miệng bắt đầu có những dấu hiệu bị đau hoặc nhói khi nhai chứng tỏ cấu trúc răng bên trong đang bị tổn thương. Khi mà lớp men răng và ngà răng bị ảnh hưởng vì một nguyên nhân nào đó, và mỗi khi bị kích thích nó sẽ xung truyền làm kích thích tới hệ thống dây thần kinh nằm trong tủy răng gây ra những cơn đau nhức nhói cho bệnh nhân. Cảm giác này ngày càng khó chịu và làm ảnh hưởng nặng đến sức khỏe người bệnh. Làm người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên giấc, cảm giác này sẽ kéo dài và ngày càng nặng cho tới khi bạn có cách điều trị hết.



♦ Nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh

Tương tự như dấu hiệu trên, một khi răng nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh chứng tỏ tủy răng cũng đang gặp vấn đề. Có thể là tình trạng răng bị sứt mẻ nặng và làm lộ tủy răng khiến tủy răng có cơ hội tiếp xúc với thức ăn và bị thức ăn nhất là những thực phẩm mang nhiệt độ kích thích gây nên những triệu chứng khó chịu.

♦ Sâu răng nặng hoặc chấn thương gây áp-xe (nhiễm trùng) trong xương

Những trường hợp bệnh lý như : sâu răng hoặc viêm tủy…sau một thời gian phát tác mà không được điều trị dứt điểm nó sẽ nặng hơn và vi khuẩn bắt đầu tấn công vào cấu trúc răng gây ra những tổn thương nhất định cho răng. Nguy hiểm là vi khuẩn tấn công và phá hủy cấu trúc răng, làm tủy răng bị viêm nhiễm và hoại tử.

Hay những chấn thương răng do ngoại lực tác động mà không điều trị, bệnh nhân cố tình duy trì cảm giác đó thì sau một thời gian nó bắt đầu nhiễm trùng và xuất hiện các áp xe quanh chân răng hoặc các áp xe sâu từ trong xương hàm.

Bệnh nhân chú ý, khi thấy răng miệng mình có những triệu chứng như trên thì nên tới nha khoa để được bác sĩ kiểm tra, chụp X-quang và xác định rõ vấn đề cũng như lên phát đồ điều trị dứt điểm tình trạng bệnh lý.

Mòn răng tụt lợi vì đánh răng quá mạnh

Từ xưa đến nay, hầu hết mọi người đều quan niệm thời điểm vừa ngủ dậy là lúc vi khuẩn nhiều nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ngay sau khi ăn, nếu miệng không được vệ sinh thì chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Ai trong chúng ta cũng hiểu tầm quan trọng của việc đánh răng trong quá trình chăm sóc răng miệng. Nhưng cũng có rất nhiều người nghĩ rằng việc đánh răng có gì đâu phức tạp, đến em bé bé xíu sau vài lần được người lớn chỉ dạy cũng có thể tự đánh răng. Đến lúc hàm răng dần trở nên ê buốt thì mới vội vàng tìm đến nha sĩ.

Xem thêm
http://www.google.cn/url?q=http://chamsocrangtreem.vn/be-moc-rang-bi-chay-mau/

Sai lầm trong thói quen đánh răng

Bên cạnh đó, việc cho rằng phải chải thật mạnh thì răng mới sạch cùng thói quen chải ngang. Nếu thói quen này được duy trì trong một thời gian dài dễ gây nên tình trạng mòn cổ răng.

Việc sử dụng bàn chải quá cứng, không được thay trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về răng miệng.Nhiều người lớn tuổi thích loại bàn chải cứng để cảm giác sạch hơn, nhưng điều này hoàn toàn không có lợi cho răng.


Hậu quả

Duy trì thói quen đánh răng sai cách cùng cách chải răng theo chiều ngang khiến thức ăn và mảng bám trên răng không được làm sạch dần dần bị canxi hóa sẽ tạo thành cao răng.
Dù có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh về răng miệng, nhưng nếu bảo vệ không đúng cách, chúng ta vẫn phải đối mặt với nguy cơ mắc viêm lợi, viêm nha chu dẫn đến việc mất răng sớm.

Vậy làm cách nào để có thể chủ động bảo vệ hàm răng của mình.

Đầu tiên, việc chọn bàn chải vô cùng quan trọng. Bạn cần mua bàn chải với lớp lông mềm, phàn lông bàn chải quá cứng sẽ làm tổn thương lợi và lớp men răng. Kích cỡ của đầu bàn chải cũng cần được lưu ý, với phần đầu nhỏ và có kích cỡ phù hợp sẽ giúp bạn dễ dàng chai được những chiếc răng trong cùng.

Cách đánh răng đúng cách :

– Đầu tiên bạn nên súc miệng bằng nước khoảng 30 giây để làm ướt và loại trừ những thứ bám trên răng.
– Đặt bàn chải nghiêng 45 độ ngay dưới nướu răng. Rồi nhẹ nhàng chải theo chiều thẳng đứng từ trên xuống hoặc hình tròn. Cứ như vậy chải lần lượt đều tất cả các răng. Lưu ý: lông bàn chải phải tiếp xúc cả răng lẫn nướu. Việc tiếp xúc này như một liệu pháp massage nướu, giúp nướu trở nên hồng hào và khỏe mạnh hơn.

– Giữ bàn chải theo chiều dọc khi chải mặt trong các răng trước.
– Kéo bàn chải theo hướng ngoài- trong.
– Đặt bàn chải vuông góc với mặt nhai các răng chải từ sau ra trước.
– Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để chải lưỡi, loại bỏ vi khuẩn tạo mùi hôi.
– Sau đó súc miệng lại sạch sẽ.
– Thời gian để để chải răng sạch là khoảng 2-3 phút.

Ngay khi bạn đã chọn được chiếc bàn chải phù hợp, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu làm thế nào để thao tác đúng và phát huy tối đa hiệu quả nhé.

Nguyên nhân gây răng lung lay, rụng răng sớm.

Viêm lợi mãn tính sẽ dẫn đến rụng răng. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh này nhưng chủ yếu vẫn là vệ sinh răng lợi kém. Để có nụ cười rạng rỡ, bạn hãy lắng nghe lời khuyên của các bác sĩ  nha khoa dưới đây:


Viêm lợi có 2 dạng chủ yếu:

- Viêm lợi cục bộ. Chứng viêm này không gây quá đau đớn cho người bệnh nhưng rất dễ tái phát.

- Viêm cận răng: ảnh hưởng tới tất cả cấu trúc bảo vệ răng. Loại viêm này lan rộng và ăn sâu vào trong lợi khiến người bệnh đau đớn. Tuy nhiên một khi bệnh được chữa khỏi, khả năng tái phát là rất ít.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu gây nên 2 loại viêm lợi trên chính là các vi khuẩn trên mảng bám răng. Còn nguyên nhân gây nên vi khuẩn chính là:

- Không quan tâm tới vệ sinh răng miệng: Khi các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô (nối lợi và răng) và gây ra viêm lợi.
- Thuốc lá, rượu và chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: thuốc lá, rượu, đồ ăn ngọt, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh… sẽ gây nên những mảng bám trên răng, từ đó tạo thuận lợi cho bệnh viêm lợi tiến triển.

- Thường xuyên ăn thức ăn quá mềm: bạn làm cho hàm răng của mình lười hoạt động và làm cho cấu trúc bảo vệ răng yếu đi.

- Thay đổi hooc mon khi mang bầu: Có rất nhiều sự thay đổi hooc mon ở chị em trong giai đoạn bầu bí và theo cơ chế tự nhiên, sẽ làm giảm sức đề kháng của lợi đối với các vi khuẩn bám trên răng.

- Tụt lợi: khi lợi và răng không khít, các thức ăn và các mảng bám của răng sẽ nằm lại ở đây.

- Giảm tiết nước bọt: nguyên nhân là do tuổi tác, dùng các loại thuốc (chống trầm cảm, lợi niệu, histamin…) hoặc các bệnh làm giảm việc tăng tiết nước bọt, gây khô miệng, dẫn đến không loại bỏ được các mảng bám trên răng.
--> https://benhvienranghammat.com.vn/thoi-gian-lam-rang-implant-bao-lau.html--> https://benhvienranghammat.com.vn/trong-rang-gia-het-bao-nhieu-tien.html

Phòng bệnh viêm lợi hiệu quả


Để phòng các bệnh về răng lợi, chúng ta nên thực hiện các lời khuyên sau của bác sỹ nha khoa:

- Đánh răng ngay sau khi ăn, hoặc ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

- Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy thức ăn thừa từ các kẽ răng.

- Lựa chọn kem đánh răng có chứa flo và các chất tốt cho răng, lợi

- Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, có thể đánh sạch cả những kẽ răng, những răng trong cùng mà không tổn thương đến lợi.

- Không hút thuốc lá và uống rượu

- Không ăn nhiều đồ ăn ngọt, nước giải khát có đường đặc biệt trước khi đi ngủ.

- Sử dụng thường xuyên các thực phẩm tốt cho răng

- Đi khám định kỳ răng lợi 6 tháng/lần và cạo vôi răng

- Đối với trẻ nhỏ, các bà mẹ nên lau lợi cho con bằng nước muối sinh lý từ khi chưa có răng.

- Không ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, để tránh làm tổn thương men răng và lợi…

Ngay khi bạn thấy những dấu hiệu bất thường trên răng và lợi, hãy lập tức đến khám nha sỹ. Sâu răng và viêm lợi càng được điều trị sớm, khả năng khỏi hoàn toàn càng cao.


Cách làm giảm chứng nghiến răng khi ngủ

Sau đây là những bước làm giảm chứng nghiến răng khi ngủ rất đơn giản và sẽ mang lại hiệu quả nếu bạn kiên trì thực hiện trong một thời gian được nha khoa hướng dẫn thực hiện.

Đầu tiên bạn nên thực hành tư thế miệng và cơ hàm thích hợp. Theo như lời khuyên của bác sĩ nha khoa thì bạn có thể đặt phần lưỡi cong lên so với hàm răng và làm cho bề mặt hai hàm răng cách xa nhau. 2 môi thì ngậm chặt lại để giảm bớt sự bất tiện do việc giữ cho răng khỏi chà sát vào nhau hoặc hàm khỏi nghiến chặt vào nhau. http://chamsocrangtreem.vn/co-nen-nho-rang-sua-cho-hay-khong/



Bạn nên đi khám sức khỏe răng miệng thường xuyên nhằm phát ra tình trạng răng miệng của mình sớm nhất và có cách điều trị kịp thời. Vì đối với trường hợp bạn ngủ chung với người bạn đời hoặc người thân thì bạn có thể biết được mình bị nghiến răng do họ thông báo lại. http://chamsocrangtreem.vn/rang-sua-hu-tuy-phai-lam-sao-de-dieu-tri-dut-diem/

Còn nếu trường hợp bạn sống một mình hoặc ngủ một mình thì rất khó mà phát hiện được mình đang gặp phải tình trạng nghiến răng. Vì tình trạng bệnh này chỉ phát sinh khi bạn đã chìm vào giấc ngủ sâu và đang trong cảm giác vô thức.

Để điều trị hiệu quả tình trạng bạn bị bệnh nghiến răng thì việc đầu tiên bạn cần thực hiện đó là tạo cho mình một cuộc sống thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress vì đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý nghiến răng ở phần lớn các trường hợp. Khi bạn có cuộc sống thoải mái thì bạn sẽ ít lo âu, căng thẳng hơn và tình trạng nghiến răng sẽ được hạn chế hơn rất nhiều. http://chamsocrangtreem.vn/sau-rang-o-tre-4-tuoi/

Bạn có thể thông báo cho người ngủ cùng nếu bạn ngủ chung với ai đó, để họ có thể theo dõi tình trạng nghiến răng của bạn và từ đó xác định xem mức độ bệnh của bạn là nặng hay nhẹ. Từ đó sẽ có phương pháp khắc phục bệnh hiệu quả và phù hợp hơn.

Nguyên nhân gây hiện tượng bị tụt lợi chân răng

Hiện tượng bị tụt lợi chân răng là bệnh răng miệng khá phổ biến mà nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý gây nên như viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu… Khi phần lợi bị tổn thương, sưng tấy do vi khuẩn xâm nhập, thậm chí các tổ chức răng xung quanh bị tác động thì dần dần phần lợi sẽ bị tụt xuống, làm cho phần chân răng như dài ra.


+ Do chải răng quá mạnh

Bên cạnh đó, việc chải răng quá mạnh cũng khiến cho tình trạng mất men răng và cement chân răng có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột, do đó cũng bị tụt lợi nhẹ dần. Nếu tổ chức cứng của răng bị mòn nhanh có thể gây buốt răng, nếu mòn từ từ thì thường không bị buốt răng vì răng có cơ chế bảo vệ tạo ra các lớp ngà phản ứng ở vị trí sát tủy răng làm cho ngà răng dày lên. https://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-ham-ho-tai-ha-noi/



+ Do sang chấn

Các sang chấn khớp cắn cũng là yếu tố phối hợp làm trầm trọng tình trạng co lợi do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ. Những răng bị lệch ra ngoài cung hàm cũng dễ bị tụt lợi. Đặc biệt sự co kéo quá mức của các phanh môi, má thường gây tụt lợi của răng bên dưới. Tụt lợi còn là hậu quả của một số biện pháp điều trị vùng quanh răng hoặc điều trị nắn chỉnh răng.

Ở những răng có phần lợi bám dính ít và mỏng, nếu kèm theo tụt lợi sẽ không còn lợi che phủ cổ răng và chân răng. Những vùng này sẽ dễ bị mòn do cọ sát từ thức ăn hoặc bàn chải khi chải răng, gây nên tình trạng ê buốt cho bệnh nhân khi ăn nhai. Đặc biệt, nếu như tụt lợi chân răng kèm theo viêm nha chu thì tình trạng răng bị lung lay và dẫn đến mất răng làm hoàn toàn có thể xảy ra.
2/ Cách khắc phục hiện tượng tụt lợi chân răng

 Chăm sóc răng miệng

Với những người có hiện tượng tụt lợi chân răng thì khi chải răng nên sử dụng các loại phổ biến nhất có fluoride, fluoride có tác dụng làm men răng cứng hơn, trong thuốc có các hạt tinh thể sẽ bám vào những vị trí lỗ ống ngà bị hở làm giảm ê buốt răng. https://phauthuathamhomom.com/chua-rang-vau-het-bao-nhieu-tien/

Những người ê buốt răng có thể dùng loại kem chải răng có 5% potassium nitrate, chất này thấm vào các ống ngà, giúp giảm cảm giác nhạy cảm của răng. Nên chọn loại bàn chải có đầu lông tròn mềm để làm giảm nguy cơ sang chấn lợi làm tụt lợi, mòn cement răng và ngà răng, hạn chế tác động đến men răng.

Ngoài ra, bệnh nhân bị tụt lợi còn có thể sử dụng nước súc miệng và thực hiện chế độ ăn khoa học. Người bị tụt lợi nên dùng nước súc miệng có chlorhexidine (0,12%), sodium fluoride (0,2%), potassium nitrate (3%) có tác dụng giảm ê buốt và giảm mòn răng.

Ghép vạt lợi

Với trường hợp bị tụt lợi nặng thì bệnh nhân có thể được ghép các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, bù lại phần lợi bị tụt để che phủ chân răng và cổ răng, tránh mòn tổ chức cứng của răng.

Nguyên tắc của các phẫu thuật này là sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, có hoặc không kèm theo vật liệu ghép, để che phủ vùng chân răng bị tụt lợi. Các phương pháp thường được sử dụng để che phủ chân răng bao gồm: vạt có chân nuôi, ghép lợi tự do tự thân, ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô và phương pháp mới nhất là tái tạo mô có hướng dẫn với màng sinh học.

Thao tác ghép vạt lợi cũng không quá phức tạp, tuy nhiên bạn nên chọn những trung tâm nha khoa uy tín để thực hiện ghép lợi một cách tốt nhất. Nha khoa là một địa chỉ đáng tin cậy để bạn lựa chọn vì đáp ứng đủ những tiêu chí về trình độ bác sỹ, cơ sở vật chất hiện đại cũng như chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau điều trị rất tốt. https://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-ham-duoi-lay-lai-nu-cuoi/

Bạn cũng nên lưu ý là không ăn các đồ ăn, nước uống có vị chua, có nhiều ga hoặc kích thích nóng lạnh quá mức tránh ê buốt răng nặng hơn. Nên đi khám răng miệng định kỳ 5-6 tháng/1 lần để làm sạch cao răng và kịp thời phát hiện các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng.

Nguyên nhân và cách điều trị nứt răng

Răng bị nứt sẽ một loạt các triệu chứng bao gồm đau thất thường khi nhai hoặc đau khi răng của bạn được tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Trong nhiều trường hợp, cơn đau có thể đến và đi, và nha sĩ của bạn có thể gặp khó khăn trong định vị răng đang gây ra sự khó chịu

Trong thực tế, răng men - bề mặt ngoài của răng là chất cứng nhất trong cơ thể con người, thậm chí mạnh mẽ hơn so với xương. Men răng có thể chịu được rất nhiều hao mòn. Nhưng theo thời gian với những áp lực như siết chặt, nghiền hoặc nhai vật cứng, răng của chúng ta sẽ gặp những nguy cơ. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có một chiếc răng bị nứt, điều quan trọng là phải tìm cách điều trị nhanh chóng, trước khi vấn đề trở nên tồi tệ hơn. https://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-ham-ho-co-de-lai-bien-chung-khong/



Bên trong răng dưới men răng có một lớp cứng gọi là ngà răng, là các mô mềm trong được gọi là tủy răng. Tủy răng chứa dây thần kinh của răng và mạch máu.

Khi các mô cứng bên ngoài của răng bị nứt, nhai có thể gây ra sự chuyển động của các mảnh, và tủy có thể trở nên bị kích thích. Cuối cùng, tủy răng sẽ trở nên hư hỏng đến mức nó không còn có thể tự hồi phục. Các răng sẽ không chỉ tổn thương khi nhai mà cũng có thể trở nên nhạy cảm với nhiệt độ. Trong thời gian, một chiếc răng bị nứt có thể bắt đầu làm tổn thương toàn bộ răng đó. Vết nứt rộng có thể dẫn đến nhiễm trùng tủy, có thể lan truyền đến xương và nướu xung quanh răng.

Có rất nhiều loại khác nhau của răng bị nứt. Việc điều trị và kết quả cho răng của bạn phụ thuộc vào loại, vị trí và mức độ của vết nứt.

Dòng Craze là vết nứt nhỏ mà chỉ ảnh hưởng đến men răng bên ngoài. Những vết nứt rất phổ biến trong răng người lớn. Dòng Craze là rất nông cạn, không gây đau, và không có mối quan tâm ngoài xuất hiện.

Khi một phần của bề mặt nhai của răng vỡ ra nó được gọi là một đỉnh nứt. Một đỉnh gãy hiếm khi gây thiệt hại cho tủy răng, và thường không gây đau đớn nhiều. Nha sĩ của bạn có thể trám hoặc bọc răng sứ trên răng bị hư hỏng để bảo vệ nó. https://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-cuoi-ho-loi-ket-hop-chinh-ham-ho/

Nếu bạn đã bị nứt một chiếc răng và thở qua miệng hoặc uống nước lạnh là đau đớn, cắn vào sạch, gạc ẩm hoặc vải để giúp giảm các triệu chứng cho đến khi đạt văn phòng nha sĩ của bạn. Không bao giờ sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ hoặc thuốc mỡ, hoặc đặt thuốc aspirin vào các khu vực bị ảnh hưởng để loại bỏ các triệu chứng đau.

Một chiếc răng bị nứt có nghĩa là một vết nứt kéo dài từ bề mặt nhai của răng theo chiều dọc về phía gốc. Các răng chưa được tách ra thành từng mảnh, mặc dù các vết nứt có thể dần dần lan rộng. Chẩn đoán sớm là rất quan trọng để giữ lại răng. Nếu các vết nứt đã mở rộng thêm vào tủy, răng có thể được điều trị bằng cách chụp răng sứ để bảo vệ các vết nứt lan rộng.

Tuy nhiên, nếu các vết nứt kéo dài dưới đường viền nướu, nó không còn có thể điều trị, và các răng không thể được lưu lại và sẽ cần phải được loại bỏ. Đó là lý do tại sao điều trị sớm là rất quan trọng. Một chiếc răng bị nứt mà không được điều trị dần dần sẽ xấu đi, cuối cùng dẫn đến sự mất mát của răng. Chẩn đoán và điều trị sớm là rất cần thiết trong việc bảo vệ các răng.

Một răng chia thường là kết quả của sự tiến triển lâu dài của một chiếc răng bị nứt. Các răng bị tách được xác định bởi một vết nứt với các phân đoạn khác nhau có thể được tách ra. Một răng tách không thể lưu nguyên vẹn. Các vị trí và mức độ của vết nứt, tuy nhiên, sẽ xác định xem bất kỳ phần nào của răng có thể được cứu. Trong một số trường hợp, điều trị nội nha có thể được thực hiện để bảo vệ răng. https://phauthuathamhomom.com/lam-sao-chua-rang-ho-hieu-qua-nhat/


Việc điều trị cho răng bị nứt là quan trọng bởi vì nó sẽ làm giảm đau và giảm bớt phần nào những vết nứt sẽ tồi tệ hơn. Sau khi điều trị, răng nứt nhất tiếp tục hoạt động và cung cấp chức năng ăn nhai thoải mái. Nói chuyện với nha sĩ việc chẩn đoán và điều trị các lời khuyên cụ thể của bạn.

Cách trị viêm nướu răng cho bà bầu

Khi mang thai, người mẹ có những thay đổi về nồng độ hormone thúc đẩy đáp ứng viêm khiến nguy cơ bị mắc các bệnh về răng lợi cao hơn người bình thường. Ngay cả khi mẹ bầu kiểm soát mảng bám tốt, vẫn sẽ có đến 50-70% phụ nữ bị viêm nướu răng trong thời kỳ mang thai.


Sự gia tăng nồng độ hormone progesterone và estrogen làm mô lợi của người mẹ nhạy cảm hơn với các vi khuẩn gây bệnh như P.gingivalis, Bacteroides forsythus , Acinobaccillus actinomycetemcomitant và Treponema denticola – các vi khuẩn chính liên quan tới viêm lợi, viêm nha chu trong các mảng bám răng và mô lợi. Đồng thời cùng với sự suy giảm miễn dịch khi mang thai, các loại vi khuẩn này càng dễ dàng tấn công hơn vào lợi của người mẹ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm nướu răng sẽ tiến triển thành viêm nha chu, gây những hậu quả cực kỳ nguy hiểm khi mang thai. http://phauthuathamhomom.com/cach-lam-rang-het-ho/



Có rất nhiều phương pháp giúp mẹ điều trị viêm nướu răng, cùng tham khảo một số cách sử dụng những chế phẩm thường dùng để trị viêm nướu răng nhé.
Mật ong: mật ong có tính kháng khuẩn và tiệt trùng cao. Ngậm mật ong hàng ngày giúp mẹ bầu tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.
Nước muối: mẹ pha nước muối loãng hoặc mua một lọ nước muôi sinh lý (Natri CLorid) có bán sẵn tại các hiệu thuốc để súc miệng hằng ngày giúp lợi sạch vi khuẩn. http://phauthuathamhomom.com/nhung-cach-chua-rang-vau-hieu-qua/
Túi trà: axit tannic trong túi trà là chất chống viêm rất hiệu quả. Sau khi ngâm túi trà vào nước sôi, bạn có thể bỏ túi ra ngoài để nguội rồi ngậm trong miệng tầm 5 phút để làm sạch vi khuẩn trong lợi.


Khi mang thai, mẹ bầu cần đặc biết chú ý phải bảo vệ răng lợi trước khi để tình trạng viêm nướu răng, viêm lợi, sau răng xảy ra. Mẹ bầu cần phải:
Áp dụng công thức chải răng đúng cách chải ít nhất 2 lần mỗi ngày.
Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.
Khám răng định kỳ 3 tháng 1 lần giữa thai kỳ.
Ăn uống đủ chất, bổ sung canxi đầy đủ với hàm lượng 1200mg/ngày. http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-ham-ho-can-chu-y-gi/

Viêm nướu răng là khởi đầu của viêm nha chu, đây là một căn bệnh đơn giản nhưng nếu để tái phát nhiều lần, đặc biệt là ở phụ nữ có thai sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm đề cập ở phần trên. Do đó, ngay từ khi có những biểu hiện ban đầu của viêm nướu răng như lợi chuyển từ màu hồng sang đỏ, bị sưng, hay tới những cơ sở nha khoa gần nhất để nhận được những lời khuyên từ các chuyên gia răng miệng.

Viêm lợi trong thai kì

Thông thường nếu nguyên nhân gây viêm lợi là do vi khuẩn trong mảng bám răng, bạn phải đến phòng khám để lấy sạch cao răng. Lợi thấy bị sưng đỏ, dễ chảy máu, nhất là khi đánh răng. Bạn có thể thấy xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như hôi miệng, ngứa và đau lợi.


Viêm lợi thường được chia làm 2 giai đoạn

Giai đoạn đầu: Lợi đột nhiên bị sưng phồng, dễ chảy máu (nhất là khi đánh răng). Giai đoạn này lợi có thể bị sưng đau nhưng răng vẫn bám chắc trong chân răng. Bạn không có tổn thương răng miệng nào khác.



Giai đoạn cuối: Nếu lợi bị viêm trong thời gian dài mà không có cách điều trị phù hợp, lớp lợi bên trong và xương hàm bị xô vào phía sau, tạo thành một lỗ hổng cạnh chân răng. Khi ấy, các lỗ hổng này sẽ là nơi tích tụ thức ăn thừa và vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng chân răng. Lợi sẽ bị sưng viêm nghiêm trọng khiến bạn bị đau nhức, sưng má, miệng có mùi hôi khó chịu. Lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng của bạn bị lộ ra, trông rất mất thẩm mỹ. Không những thế, khi lợi yếu đi, răng không còn chỗ bám nữa sẽ bị lung lay, cuối cùng là bị rụng.


Nguyên nhân

- Do thay đổi các hormone trong thời kỳ thai nghén làm giảm khả năng miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn. Mức độ viêm lợi nặng hay nhẹ phụ thuộc và tình trạng lợi của bạn trước lúc mang thai.

- Do vi khuẩn phát triển trong mảng bám răng (một màng mỏng, bám vào bề mặt răng, thành phần gồm vi khuẩn và vụn thức ăn).

Nhiều người cho rằng bị viêm lợi khi mang thai là điều không thể tránh khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được triệu chứng khó chịu này ngay từ đầu.

Phòng tránh

- Nên khám nha khoa định kỳ mỗi năm kể cả lúc bạn chưa có thai vìviêm lợi là chứng bệnh thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào.

- Trước khi có kế hoạch mang thai, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát nhất là sức khỏe răng lợi để bác sĩ chữa trị dứt điểm việc viêm lợi (nếu có) của bạn.

- Nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sáng sớm khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

- Sử dụng bàn chải mềm, chất liệu tốt để không gây tổn thương cho lợi.

- Có thể sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng mỗi ngày.

- Thay mới bàn chải sau mỗi lần bạn bị ốm: Virut có thể cư trú trong bàn chải khi bạn bị ốm và khiến lợi bạn bị viêm sưng sau đó.

- Ăn sữa chua và các loại thực phẩm giàu axit lactic có thể ngăn ngừa được chứng viêm lợi. Tuy nhiên, các loại sữa và phomai thông thường lại không có khả năng phòng ngừa được chứng bệnh này.

- Không nên đánh răng trong vòng 30 phút sau khi bị nôn hoặc uống các nước giải khát có ga do các axit từ dạ dày và các chất ăn mòn men răng trong nước giải khát lúc này làm yếu các cấu trúc phân tử trên bề mặt men răng là cho bề mặt men răng dễ dàng bị bào mòn bởi bàn chải.

- Nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hay nước súc miệng chứa fluor để làm mát và bảo vệ men răng sau khi bạn bị nôn.

Khắc phục khi bị viêm lợi

- Đánh răng nhẹ nhàng
: Lợi sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi bị viêm. Vì vậy, bất kỳ một tác động mạnh nào khi bạn đánh răng cũng khiến lợi bạn bị chảy máu và đau.

- Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, nước hoa quả chứa đường. Nên uống nước lọc thường xuyên thay cho nước hoa quả.

- Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng như ớt, gừng… hay các loại đồ uống có cồn như bia, rượu…

- Súc miệng hay đánh răng ngay sau khi ăn nhất là khi bạn ăn đồ ngọt.

- Nên đi khám bác sĩ khi bạn bị viêm lợi trong thời gian mang thai để tìm ra cách chữa trị thích hợp. Lấy cao răng trong thời kỳ mang thai không gây hại gì cho mẹ và bé bởi lây cao răng chỉ la một can thiệp tại chỗ trên răng, nhẹ nhàng và không dùng bất cứ một loại thuốc gì có tác dụng toàn thân. Tốt nhất bạn nên đi đến khám tại các trung tâm nha khoa có uy tín.

U men răng là gì ?

U men răng là một căn bệnh, ban đầu nó không có những triệu chứng rõ ràng và căn bệnh này là một đầu mối nguy hại cho răng miệng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì chuyện mất răng đã là quá nhẹ, nặng hơn nữa là răng rụng hàng loạt, xương hàm bị phá hủy để lại nhiều di chứng.



Bệnh u men răng không hiếm gặp và không có gì là xa lạ. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân phát hiện ra bệnh đều trong những giai đoạn cuối, nguy hiểm với những biểu hiện như : Sưng vùng mặt ở xương hàm, lung lay, rụng răng. Làm cho việc điều trị rất khó khăn và tốn kém.

Phương pháp xử lý duy nhất là phẫu thuật lấy khối u. Nếu bệnh nhân đến sớm thì phẫu thuật đơn giản, tiên lượng tốt, bảo toàn được răng. Trường hợp đến viện quá muộn, điều trị khó, thậm chí còn để lại nhiều di chứng như lép mặt, răng rụng hàng loạt ảnh hưởng đến các chức năng nhai, nuốt, nói…



Nhiều bệnh nhân đã phải cắt hết cả xương hàm và ghép xương hàm bằng xương tự thân hoặc bằng mảnh ghép kim loại và mang hàm giả. Việc tái tạo xương hàm khá tốn kém và phức tạp (khoảng 30-40 triệu đồng), và cũng không thể giúp hồi phục hết.

bệnh rất khó phát hiện bởi khối u không gây đau nhức, bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường. Bệnh tiến triển âm thầm, chỉ đến khi người bệnh bị sưng, lệch mặt, răng lung lay… đi khám thì mới phát hiện được. Một khi khối u đã thấy rõ, gây biến dạng khuôn mặt thì xương hàm đã bị hủy hoại.


U chỉ được phát hiện bằng cách chụp X-quang toàn bộ xương hàm. Vì vậy, đã có rất nhiều bệnh nhân được điều trị sai vì các bác sĩ thấy răng bệnh nhân bị lung lay nên chỉ nhổ bỏ răng hoặc mổ u không hiệu quả, dẫn tới bệnh tiến triển ngày một nặng hoặc tái phát trầm trọng.

Bác sĩ nha khoa khuyến cáo, u men răng chủ yếu là u lành tính nhưng tỷ lệ tái phát cao nên được coi là u ác tính. Nếu không được điều trị đúng, u không chỉ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm… mà còn thoái hóa thành u ác tính, di căn vào máu và hệ bạch huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nên rất khó có biện pháp phòng ngừa. Người ta nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh nha khoa như răng sâu, nhiễm trùng răng hoặc chấn thương răng dễ dẫn đến u răng. Vì vậy, để phòng bệnh cần tránh các tổn thương này. Trẻ chậm mọc răng, hàm bị thiếu răng… cần phải đi chụp kiểm tra xem răng nằm ở đâu, có u chèn vào răng hay không.

Đặc biệt, khi có bất kỳ các biểu hiện bất thường nào như: răng lung lay, xương hàm lệch, có biểu hiện viêm xoang, viêm mũi… cũng cần đi chụp Xquang để kiểm tra. Người dân cũng cần lưu ý đi khám răng định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần tại phòng khám nha khoa.

Chăm sóc răng trẻ em

Tại Việt Nam, nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Do đó, hiện nay số lượng trẻ em từ 6-8 tuổi đang mắc phải các bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm lợi, viêm tủy, răng mọc lệch lạc… chiếm đến 85%.

>> Cách trị sâu răng cho bà bầu

>> Răng sâu chỉ còn chân phải làm sao
>> Răng sâu nặng bị sứt mẻ

Tại Việt Nam, nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Do đó, hiện nay số lượng trẻ em từ 6-8 tuổi đang mắc phải các bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm lợi, viêm tủy, răng mọc lệch lạc… chiếm đến 85%. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển răng miệng của con trẻ trong tương lai, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe toàn thân và đời sống sinh hoạt của trẻ.


Chính vì thế, chuyên gia nha khoa khuyến cáo các bậc cha mẹ nên đi khám răng cho trẻ định kì 6 tháng/lần khi trẻ bắt đầu được 2 tuổi. Việc khám răng định kì này rất quan trọng, giúp bác sĩ có thể kiểm soát sự hình thành và phát triển răng của trẻ, phát hiện sớm các dấu hiệu thường gặp như sâu răng, mẻ răng, răng lệch lạc ở trẻ để từ đó có phương pháp điều trị như nhổ răng sâu, hàn trám, niềng răng, giữ gìn răng miệng của trẻ luôn được khỏe mạnh, đều đẹp.




Ngoài ra, cha mẹ cũng nên học hỏi thêm nhiều kiến thức chăm sóc răng trẻ em: cách vệ sinh răng miệng cho trẻ em như thế nào là đúng, những thói quen xấu nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ, chế độ dinh dưỡng giúp răng trẻ phát triển khỏe mạnh, cách tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên… Hơn ai hết, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên giúp trẻ hình thành thói quen chăm sóc răng miệng khoa học. Bởi vậy, việc nâng cao ý thức chăm sóc răng cho trẻ ở các bậc cha mẹ là vô cùng quan trọng và cần thiết, để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất.

Được tạo bởi Blogger.