Hiển thị các bài đăng có nhãn cuoi-ho-loi. Hiển thị tất cả bài đăng

Nguyên nhân và cách điều trị nụ cười hở lợi

Chúng ta thường chỉ để ý đến thẩm mỹ răng, xem răng có vổ không, có móm không, có trắng, đều không nhưng ít khi quan tâm tới thẩm mỹ nướu. Một nụ cười hoàn hảo là phải phô ra được hàm răng đẹp và độ hở lợi vừa phải, không những thế lợi cần phải có màu hồng hào, khỏe mạnh. Nếu độ hở lợi >3mm (tính từ cổ răng cho tới vàng môi trên) thì gọi là có nụ cười hở lợi (Gummy Smile).


>>lech thai duong ham
>>Lech ham duoi

Nguyên nhân của nụ cười hở lợi:Do bẩm sinh hay do ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trị bệnh.



Do xương ổ răng quá dày

Do xương hàm trên quá phát triển

Do trương lực cơ vòng môi quá lớn nên khi cười môi nâng lên quá nhiều gây nụ cười hở lợi.

Hậu quả của nụ cười hở lợi:

Chỉ gây mất thẩm mỹ khi nói, cười chứ không ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Quan trọng là khiến người bệnh có cảm giác thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người.

Điều trị nụ cười hở lợi:


Nếu như nụ cười hở lợi không ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ và tâm lý người bệnh thì không cần thiết phải điều trị nhưng nếu đã điều trị thì cần phải tùy vào mức độ hở lợi mà tiến hành:Nếu chỉ là lợi phát triển quá nhiều thì cắt lợi đơn thuần là được.Nếu do xương ổ răng quá dày thì cần mài mặt ngoài xương ổ răng, mài bờ viền xương ổ kết hợp với cắt lợi.

Cắt bớt xương ở hàm trên theo đường gãy Le Fort IITiểu phẫu cắt thắng má, môi hoặc sử dụng botox làm giảm trương lực cơ vành môi.Làm lún răng bằng phương pháp chỉnh nha rồi cắt bớt lợi.

Cắt lợi hở – Giải pháp chữa cười hở lợi hiệu quả nhất

Bạn cảm thấy rất mất tự tin khi cười, vì nụ cười hở lợi của mình. Hiện nay, với phương pháp phẫu thuật cắt lợi hở, chỉ sau 1 lần điều trị kéo dài từ 30-60 phút, khuyết điểm cười hở lợi sẽ được khắc phục triệt để, giúp bạn lấy lại sự tự tin với nụ cười xinh đẹp, rạng rỡ.



Tại sao nên chữa cười hở lợi bằng phẫu thuật cắt lợi hở

Phẫu thuật cắt lợi hở là phương pháp chỉnh hình lợi bằng cách bóc tách và giải phẫu liên kết hàm với mô mềm, giúp chỉnh sửa và giải quyết triệt để các nguyên nhân gây ra tình trạng hở lợi khi cười. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả chữa cười hở lợi tốt nhất hiên nay. Dưới đây là 4 lý do mà bạn nên chữa cười hở lợi bằng phẫu thuật cắt lợi hở.


– Điều trị cười hở lợi nhanh chóng, hiệu quả: Chỉ mất từ 30-60 phút phẫu thuật cắt hở lợi, bạn sẽ có được một nụ cười xinh đẹp, rạng rỡ và không còn bị hở lợi.

– Không gây đau đớn và không để lại sẹo: Trước khi bước vào ca phẫu thuật cắt lợi hở, bạn sẽ được bác sĩ gây tê cục bộ nên sẽ không cảm thấy đau nhức trong suốt quá trình điều trị. Đồng thời, với đường cắt chìm thì sau khi lành thương sẽ không để lại sẹo.

– Rất an toàn và không gây biến chứng nguy hiểm: Cắt lợi hở chỉ là một tiểu phẫu trong nha khoa, được thực hiện rất nhanh chóng và đơn giản, ít gây xâm lấn vào mô mềm nên rất an toàn với bệnh nhân, hoàn toàn không gây biến chứng sau điều trị.

– Hiệu quả kéo dài vĩnh viễn: Chỉ với 1 lần điều trị duy nhất, kết quả điều trị cười hở lợi sẽ được kéo dài vĩnh viễn, không tái phát.

Cách chữa răng vổ

Răng vổ vừa do răng, lại có thể do xương hàm gây ra. Chữa răng vổ không phải cứ niềng răng là sẽ hiệu quả, cũng không phải cứ phẫu thuật là sẽ đẹp. Chữa bệnh răng vổ muốn đạt đươc hiệu quả tốt nhất cần phải chọn đúng cách, thực hiện đúng lúc và thỏa mãn những tiêu chí cơ bản.



1. Đúng lúc

Chữa bệnh răng vổ bằng cách chỉnh nha có thể áp dụng cho nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, thời điểm chỉnh nha tốt nhất là khi bạn còn trẻ. Đó là lúc mà sức khỏe còn tốt, đảm bảo, xương hàm và răng có thể thay đổi và điều chinh được dễ dàng hơn.

Khi còn trẻ, bạn cũng có thể đáp ứng tốt được những chỉ định phát sinh như đặt Mini screw, hoặc tăng lực kéo để rút ngắn thời gian. Nếu có sức khỏe tốt, bạn sẽ trải qua niềng răng thoải mái và dễ chịu hơn, chỉnh răng vổ cũng hiệu quả hơn.


2. Đúng cách

Răng vổ có 2 kiểu, có thể vổ do răng hoặc do xương hàm. Với mỗi kiểu cần đến cách chữa bệnh răng vổ phù hợp mới mang lại hiệu quả tốt nhất.

Khi răng vổ do xương hàm thì cần chọn cách chữa bệnh răng vổ bằng phẫu thuật mới chỉnh sửa được. Vì chỉ phẫu thuật mới tác động được tới xương hàm, điều chỉnh lại tỷ lệ xương hai hàm. Có thể đưa hàm ra hoặc lui hàm vào sao cho hai hàm đạt được sự hài hoàn và cân xứng nhất với nhau và với cấu trúc hàm mặt tổng thể.

Khi bị vổ do răng gây ra thì niềng răng mới là cách lựa chọn chính xác nhất. Khi răng gây ra hô vổ, dưới tác động của lực kéo răng mới có thể tạo ra sự di chuyển đưa răng lui vào trong và có đúng thế song song theo phương thẳng đứng và thẳng với xương hàm.

Khi phẫu thuật răng vổ, điều quan trọng nhất là ở tay nghề và trình độ của bác sỹ. Bác sỹ chính là người trực tiệp can thiệp điều chỉnh xương hàm. Do đó, chỉ khi bác sỹ có trình độ chuyên môn giỏi, am hiểu sâu về cấu trúc giải phẫu hàm mặt, có tay nghề chắc chắn và mắt thẩm mỹ tốt mới có thể giúp ca chỉnh răng vổ đảm bảo được đồng thời hai tiêu chí thẩm mỹ và chức năng.

Nên niềng răng hay phẫu thuật

Trước đây đa phần mọi người thường chọn phương pháp niềng răng để giải quyết tình trạng hô móm thì sự xuất hiện của phương pháp phẫu thuật hàm mang lại một giải pháp mới. Tuy nhiên, nên chọn niềng răng hay phẫu thuật hàm là câu hỏi làm đau đầu rất nhiều người.


Để xác định được phương pháp điều trị phù hợp, bạn cần phải biết mình đang bị hô do đâu. Thông thường, các trường hợp hô được chia ra làm 3 loại:

– Hô do răng (do răng mọc lệch gây ra)

– Hô do hàm ( do xương hàm phát triển không đều)

– Hô vừa do răng vừa do hàm (do cả 2 nguyên nhân trên)


Khi nhắc tới hô, nhiều người thường nghĩ ngay đến niềng răng. Nhưng thực sự cách này chỉ hiệu quả cho trường hợp hô do răng. Tuổi tốt nhất để tiến hành niềng răng là khi khi còn trẻ, tuổi càng lớn hiệu quả niềng răng càng kém. Nếu hô do hàm, phẫu thuật chỉnh hàm là cách duy nhất. Chỉ qua 1 cuộc phẫu thuật khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ, bạn sẽ không còn phải lo ngại về vấn đề hàm hô của mình nữa. Lứa tuổi phù hợp cho phẫu thuật hàm hô là từ 18 tuổi trở lên.

Ngoài ra, nếu bạn hô vừa do răng vừa do hàm thì cần phải có sự kết hợp giữa 2 phương pháp: niềng răng trước và phẫu thuật hàm sau. Niềng răng và phẫu thuật hàm là 2 phương pháp hoàn toàn khác biệt, chúng chỉ bổ sung cho nhau chứ không thể thay thế nhau. Do vậy, lựa chọn phương pháp nào còn tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân hô của bạn.

Nếu bạn không chắc mình bị trường hợp nào thì hãy đến Nha Khoa KIM để các bác sĩ thăm khám, xác định trường hợp của bạn để đưa ra chỉ định điều trị phù hợp nhất.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Cười hở lợi là khiếm khuyết ảnh hưởng lớn đến vẻ thẩm mỹ của khuôn mặt

Cười hở lợi là một dạng khiếm khuyết đặc biệt có thể phá vỡ sự hài hòa, cân đối của khuôn miệng và gương mặt. Cười hở lợi là khiếm khuyết ảnh hưởng lớn đến vẻ thẩm mỹ của khuôn mặt, mà nguyên nhân lại khá phức tạp. Khi đó, phẫu thuật cười hở lợi kết hợp sẽ là giải pháp tổng thể mang lại cho bạn sự thẩm mỹ toàn diện không chỉ chữa cười hở lợi mà còn giúp khuôn răng đều đặn cân đối.


CÓ MẤY KIỂU HỞ LỢI?
Có những kiểu hở lợi sau đây có thể tiến hành phẫu thuật cười hở lợi hiệu quả:

Hở lợi do răng: Khi kích cỡ của răng không tương xứng với độ dài của lợi, răng quá ngắn khiến cho khi cười, môi kéo lên dù ở mức độ bình thường nhưng lợi vẫn hở ra nhiều.

Hở lợi do nướu: Nướu phát triển quá mạnh bẩm sinh, lợi bám thấp, hoặc phì đại do sang chân bệnh lý viêm lợi.

Hở lợi do xương hàm: Vòm xương hàm phát triển quá rộng, đưa ra trước nhiều, hoặc xương ổ răng quá dày.

Hở lợi do môi: Trường lực cơ vòng môi quá lớn khiến cho môi bị nâng theo chiều lên cao quá nhiều khi cười.

PHẪU THUẬT CƯỜI HỞ LỢI KẾT HỢP – GIẢI PHÁP TỔNG THỂ
Đối với bệnh nhân bị cười hở lợi thì phẫu thuật kết hợp chính là giải pháp điều trị tốt nhất có thể khắc phục được tất cả các nguyên nhân phát sinh ra các kiểu hở lợi.

Chữa hở lợi triệt để
Phẫu thuật cười hở lợi là biện pháp bóc tách và giải phẫu liên kết hàm với mô mềm. Cho phép chỉnh sửa tất các các vấn đề ở răng, nướu, xương hàm và cơ nâng môi, giải quyết được đồng thời tất cả các nguyên nhân dẫn đến cười hở lợi với kết quả triệt để.

Ít phức tạp, biến chứng
Phẫu thuật chữa cười hở lợi đôi khi đạt hiệu quả chỉ với một tác động đến cơ nâng môi bằng thủ thuật nhỏ. Ngay cả khi tác động đến xương hàm thì hoàn toàn cũng có thể kiểm soát được, hạn chế xâm lấn, thương tổn, ít biến chứng và không quá phức tạp, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Liền thương nhanh, không để lại sẹo
Ca phẫu thuật cười hở lợi chuẩn xác, với các đường cắt chìm đảm bảo không để lại sẹo sau phẫu thuật, liền thương nhanh chóng do ít xâm lấn.

Hiệu quả vĩnh viễn, liền thương nhanh
Chỉ một lần điều trị duy nhất nhưng khiếm khuyết cười hở lợi được khắc phục trọn đời, không tái phát.


5 HƯỚNG PHẪU THUẬT CƯỜI HỞ LỢI
Khi phẫu thuật cười hở lợi, bác sỹ sẽ linh hoạt chỉ định hướng phẫu thuật sao cho phù hợp với từng kiểu hở lợi của bệnh nhân, cụ thể như sau:

Hướng cắt lợi: Áp dụng khi lợi quá phát triển, bám thấp, phì đại.

Hướng mài xương ổ: Áp dụng khi xương ổ quá dày. Sẽ tiến hành mài ít bờ viền và mặt ngoài xương ổ răng.

Hướng cắt xương hàm: Áp dụng khi xương hàm quá phát triển. Phẫu thuật qua đường gãy Le Fort II.

Hướng giảm trương lực cơ vành môi: Bằng biện pháp tiêm Botilinum Toxin vào cơ kéo môi. Hoặc tiểu phẫu cắt thắng môi, má để khi cười môi không kéo lên cao khi cười.

Hướng kết hợp chỉnh nha: Mục tiêu là làm kéo cho lún răng lên cao và tiếp đó mới cắt bớt lợi.



HIỆU QUẢ PHẪU THUẬT CƯỜI HỞ LỢI
Nhiều bệnh nhân cười hở lợi đã được tiến hành phẫu thuật kết hợp thẩm mỹ răng thành công, giúp khuôn miệng đạt độ hài hòa cao nhất với nụ cười thẩm mỹ hoàn hảo.

TƯ VẤN PHẪU THUẬT CƯỜI HỞ LỢI
Phẫu thuật cười hở lợi có đau không?
Khi phẫu thuật, bệnh nhân được gây tê hoặc gây mê tùy vào tiểu phẫu như thế nào. Nhưng sẽ hoàn toàn không thấy đau đớn.

Chăm sóc sau phẫu thuật có phức tạp không?
Chăm sóc sau phẫu thuật cười hở lợi không quá phức tạp, vệ sinh răng miệng bình thường. Bác sỹ sẽ có những hướng dẫn tỉ mỉ nhất cho bệnh nhân.

Bệnh nhân phẫu thuật cười hở lợi có thể xuất viện sau phẫu thuật 24h, nhưng cần nghỉ ngơi tại nhà thật đảm bảo và tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sỹ.

Được tạo bởi Blogger.