Viêm khớp thái dương hàm thường diễn tiến thầm lặng, mãn tính lâu dài với những triệu chứng ban đầu nghèo nàn, ít ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân nên thường được phát hiện chậm trễ. Nhiều người dù đã mắc bệnh nhưng vẫn không biết viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không nên chần chừ không đi điều trị.
Viêm khớp thái dương hàm là một bệnh khá phổ biến do nhiều nguyên nhân như: chấn thương, viêm khớp thái dương hàm, sự ăn khớp của các răng không tốt, mất răng lâu ngày…Bệnh có hai nhóm triệu chứng chính là đau và loạn năng.
– Đau: Đau ở cơ hàm, khớp thái dương hàm, đau xuất hiện khi không hoặc có cử động hàm.
– Loạn năng: Há miệng hạn chế, không há lớn được, khi há có tiếng kêu lụp cụp ở khớp thái dương hàm, khi há hàm dưới bị lệch và không thẳng. http://phauthuathamhomom.com/co-nen-phau-thuat-cat-xuong-ham-khong/
Bạn nên biết rằng viêm khớp thái dương hàm tuy không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị sẽ dẫn đến biến dạng và hư hại các cấu trúc giải phẫu trong khớp thái dương hàm, đau khớp, đau cơ, không há miệng được, gây nhiều phiền hà trong ăn uống, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.
Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không: Thật ra bệnh này không nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài không chữa trị sẽ gây rất nhiều phiền hà trong cuộc sống hằng ngày. http://phauthuathamhomom.com/lech-khop-thai-duong-ham/
Nếu là viêm khớp thái dương hàm nhẹ, giai đoạn đầu bạn có thể điều trị bằng giảm đau khớp và đau cơ bằng các thuốc giảm đau (paracetamol, mobic, diclofenac) và kháng viêm (corticoid), thuốc giãn cơ (myonal). Nên áp dụng thêm các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp cơ, chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại.
Nếu trường hợp viêm khớp thái dương hàm nặng thì bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai có nhiều biện pháp khác tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn như mài điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình, phẫu thuật…Thời gian điều trị bệnh lý này cũng phụ thuộc vào từng bệnh nhân, tuỳ thuộc vào thời gian mắc bệnh. http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-cat-xuong-goc-ham/
Nếu những người mắc bệnh, tính đến thời điểm khám và chữa dưới một tháng thì khả năng thành công gần như là 100%, còn thời gian mắc bệnh muộn hơn dưới 6 tháng thì tỷ lệ thành công khoảng 90%, trên 6 tháng thì khả năng thành công kém hơn khoảng 70 – 80%. Có nhiều người phải chung sống với căn bệnh này cả đời.