Trên thực tế thì có rất nhiều nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng răng bị mẻ, đặc biệt là do thiếu hụt canxi trong men răng làm cho răng dễ bị mẻ khi chịu những kích thích. Ngoài ra, các tác nhân bên ngoài gây mẻ răng phổ biến là do tai nạn, do ăn nhai những thức ăn cứng, bệnh nghiến răng khi ngủ hoặc do tác động nóng lạnh đột ngột…
Với những trường hợp răng bị mẻ ít, vết mẻ nhỏ do chấn thương hoặc do ăn nhai thì hoàn toàn có thể phục hồi được bằng phương pháp trám răng với chất liệu composite. Chất liệu này tạo ra lớp bọc răng rất tốt với những ưu điểm là màu sắc tương đương như răng thật, không gây độc hại cho cơ thể. Sau khi trám, về thẩm mỹ, răng bạn sẽ hồi phục gần như 100%.
Xem thêm
Tuy nhiên, chất liệu composit có thể dễ bị bong vỡ hơn so với răng thật khi có va chạm lớn. Nếu răng bị mẻ miếng lớn và không thể phục hồi được với biện pháp trám răng thẩm mỹ bằng vật liệu composite thông thường thì bạn có thể thực hiện trám bằng sứ Inlay và Onlay phục hồi tốt nhất cho răng mất chất từ nhẹ đến trung bình.
Hai phương pháp này đều là những phương pháp tiên tiến hiện nay, với độ bền cao, duy trì được màu sắc tự nhiên so với răng thật rất lâu, chi phí rẻ và tiết kiệm thời gian, chỉ cần thăm khám 2 lần và thực hiện tùy thuộc vào mức độ hư hoại của răng bạn.
Các bác sĩ sẽ dùng mũi khoan lấy sạch mô răng bị mục nát hoặc quá mỏng, từ đó lấy dấu răng, làm khuôn miếng Inlay hoặc Onlay sao cho vừa khít với vùng hư hỏng hoặc hở và gắn vào răng bằng một loại xi măng đặc biệt.
Trám răng răng cửa bị mẻ phải làm sao đạt hiệu quả tốt nhất?
Với trường hợp răng cửa của bạn bị mẻ mức độ nhỏ thì bạn có thể đi chỉnh hình răng bằng phương pháp trám răng thẩm mỹ an toàn với chất liệu composite. Nhưng nên lưu ý là cần phải đi thay miếng trám 1-2 năm 1 lần để hạn chế bong tróc và tình trạng sậm màu cũng như hôi miệng.
Tuy nhiên, để có sự tư vấn chính xác răng bị mẻ phải làm sao, bạn nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và có một phương pháp điều trị hợp lý nhất. Ngoài ra, để giữ cho miếng trám bền chắc, bạn cần phải quan tâm tới một số lưu ý khi hàn răng và sau khi hoàn tất sau đây:
♦ Tốt nhất, trước khi đến hàn răng, bạn nên đánh răng và súc miệng thật sạch để tiết kiệm thời gian.
♦ Khi đang hàn răng, nếu có khó chịu hay vấn đề gì cần báo cho nha sĩ biết bằng cách ra hiệu bằng tay để kịp thời điều chỉnh hoặc dừng lại.
♦ Khi hàn răng xong, bạn sẽ không được ăn trong vòng 2 giờ để miếng trám có thời gian đông đặc và khô cứng lại. Tuy nhiên, nếu đó là miếng trám với đèn quang trùng hợp thì người bệnh có thể lập tức sử dụng ngay sau khi bác sĩ cho phép.
♦ Sau khi về nhà, nếu có gì bất thường như có phản ứng đau, nhức, sưng, chất trám cộm hay bong, bạn phải thông báo ngay cho nha sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
♦ Đánh răng 2 lần một ngày với kem có chứa flour, không nên xỉa răng bằng tăm mà nên sử dụng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước sạch hoặc uống nhiều lần nước trong ngày, đặc biệt là khi sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường.
♦ Nên tránh ăn các đồ ăn quá cứng có thể làm hoặc dai tổn thương đến răng và vết trám.