Sây răng hàm và dấu hiệu nhận biết thường thấy

Do đó, nếu răng hàm bị sâu thì mặt rãnh mặt nhai sẽ đen trước tiên, sau đó vết sâu lan rộng, vỡ ra thành miếng lớn. Cũng có trường hợp các lỗ sâu này hình thành ở thân răng và tiến dần vào bên trong ngà răng và cuối cùng là tủy răng. Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến, đặc biệt là sâu răng hàm. Nếu răng hàm bị sâu mà không điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng ảnh hưởng đến cả hàm vì vậy cách phòng tránh và cách chữa sâu răng hàm ra sao hiệu quả nhất là điều được mọi người lưu tâm đến.

1. Sâu răng hàm là bệnh gì và dấu hiệu của bệnh?
+ Sâu răng hàm là bệnh gì?
Sâu răng hàm là sự phá hủy của các mô răng thật (bao gồm cả ngà và men răng) dưới tác động của vi khuẩn và acid phân hủy và phân rã liên kết cứng của ngà và men răng.

+ Nguyên nhân gây sâu răng hàm
Nguyên nhân của tình trạng sâu răng chính là do vệ sinh răng miệng không tốt, dẫn đến các tích tụ vi khuẩn trên bề mặt răng. Chất đường có trong mảng bám sẽ là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát sinh và gây bệnh lý.



+ Dấu hiệu của bệnh sâu răng hàm
Khi bị sâu răng, trên răng sẽ xuất hiện các lỗ đen nhỏ. Lỗ đen này sẽ rộng và sâu dần. Khác với sâu răng cửa thường xuất hiện ở cạnh cắn hai bên, đối với sâu răng hàm, thường bị sâu ở các rãnh trên mặt nhai trước sau đó là sâu ở rãnh mặt bên. Vì răng hàm thường có nhiều gờ rãnh hơn các răng mặt.

Do đó, nếu răng hàm bị sâu thì mặt rãnh mặt nhai sẽ đen trước tiên, sau đó vết sâu lan rộng, vỡ ra thành miếng lớn. Cũng có trường hợp các lỗ sâu này hình thành ở thân răng và tiến dần vào bên trong ngà răng và cuối cùng là tủy răng.

2. Những biến chứng nguy hiểm của răng hàm bị sâu
Sâu răng khởi nguồn là những vết sâu phá hủy mô răng nhưng nếu không được điều trị ngăn chặn và kiểm soát thì sẽ lan rộng xuống phía dưới. Dấu hiệu sâu răng hàm đầu tiên, mô răng sẽ bị phá hủy nặng, vỡ ra, cấu trúc của răng bị xâm lấn nghiêm trọng. Sau đó, ngà răng bị sâu và lan tới tủy răng. Khi tủy răng bị viêm, răng sẽ bị đau nhức rất dữ dội, có khi cơn đau buốt nhói lên tận óc.

Tủy răng viêm không được điều trị sẽ tiếp tục viêm tới chóp răng. Chóp răng bị viêm sẽ sinh ra ổ mủ dưới nướu và làm tiêu xương ổ răng. Khi xương ổ răng tiêu, nướu viêm các dây chằng nha chu lỏng lẻo sẽ làm cho răng sâu vốn đã yếu càng bị lung lay nặng hơn.



Do đó, nguy cơ mất răng và viêm nướu – xương nghiêm trọng. Khi xương ổ răng bị viêm thì nguy cơ các răng kế cận bị viêm nhiễm và lung lay gãy rụng là điều không tránh khỏi. Đó là lý do nha sỹ thường khuyến cáo bệnh nhân nên điều trị sâu răng càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với răng hàm đóng vai trò ăn nhai chính trên cung hàm thì điều này lại càng quan trọng.

3. Cách chữa sâu răng hàm như thế nào hiệu quả nhất?
Khi bị sâu răng hàm, cách chữa sâu răng hàm bằng phương pháp trám răng bạn cần tuân thủ là chữa trị càng sớm càng tốt và bảo tồn răng là nguyên tắc không thể bỏ qua. Chỉ khi nào răng bị vỡ mẻ quá mức, gây viêm tủy và viêm chóp răng với dấu hiệu lan xuống xương ổ răng thì mới nên nhổ bỏ.

Trước tiên, phải nạo bỏ mô răng sâu thật triệt để, sau đó hàn trám lại để bảo vệ mô răng thật còn lại, phục hồi hình thể răng và ngăn ngừa sự tăng nặng của bệnh lý. Việc nạo sạch vết sâu về cơ bản sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh, các ngà mủn chứa vi khuẩn gây bệnh để khi giảm đau nhức và không kích ứng khi tiến hành trám răng.

Nếu trường hợp răng hàm sâu đã bị viêm tủy hay viêm chóp thì cần phải lấy tủy triệt để sau đó lấp ống tủy và hàn trám răng hoặc bọc răng sứ lại để phục hồi răng. Để điều trị triệt để và hiệu quả nhất bệnh lý sâu răng hàm cần đến bác sỹ nội nha giỏi và kỹ thuật điều trị hiện đại.

Đó cũng là phương châm chữa trị sâu răng hàm tại Nha khoa Paris để đảm bảo tạo ra hiệu quả chữa trị bệnh lý tốt nhất cho bệnh nhân. Đặc biệt, với ứng dụng công nghệ Laser Tech mới nhất hiện nay thì việc điều trị, hàn trám răng hàm bị sâu diễn ra khá đơn giản với độ bền chắc cao, hoàn toàn không bị bong bật khi ăn nhai. Điều này đã được kiểm chứng thông qua hàng ngàn ca hàn răng sâu, răng mẻ mỗi năm tại nha khoa Paris. Tham khảo các ca điều trị TẠI ĐÂY

4. Phòng ngừa sâu răng hàm như thế nào tốt nhất?
Cách tốt nhất để tránh bị sâu răng hàm là phòng ngừa ngay từ đầu. Bằng các biện pháp chăm sóc răng miệng đảm bảo và có chế độ ăn hợp lý, chúng ta đã có thể hỗ trợ phòng ngừa sâu răng hàm tốt nhất.

+ Lưu ý chải răng đều đặn ngày 2-3 lần sau bữa ăn với bàn chải lông mềm, dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng.
+ Súc miệng bằng nước muối hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, tiêu sưng các ổ viêm nhiễm
+ Hạn chế các thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường hoặc sau khi sử dụng cần thực hiện súc miệng, chải răng thật sạch để đường không lưu lại trên răng.
+ Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần tại trung tâm nha khoa để làm sạch cao răng và phát hiện bệnh lý sớm.

Trên đây là những điều mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về cách nhìn nhận dấu hiệu sâu răng hàm và cách chữa sâu răng hàm hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn vui lòng liên hệ ngay tới nha khoa Paris để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.