Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Răng bị mảng bám đen phải làm sao?

Mảng bám răng là một màng mỏng không màu. Vi khuẩn có hại trong khoang miệng gây sâu răng và viêm nướu liên tục bám vào bề mặt răng và dọc theo đường viền nướu chân răng thông qua mảng bám răng. Cao răng là hình thức mảng bám không được loại bỏ bằng cách đánh răng, súc miệng, dùng chỉ nha khoa thích hợp lâu ngày đóng cứng lại (vôi hóa) và bám dính vào men răng, dưới đường viền nướu, sâu trong túi lợi.


>>Nha khoa nào tốt tại quận 6

>>Nha khoa tốt nhất tại quận 9

1, Dấu hiệu

Mảng bám chứa đầy vi khuẩn không ngừng phát triển và không dễ dàng nhận ra bằng mắt thường. Mảng bám răng nếu không được làm sạch xung quanh nướu có thể gây viêm và kích ứng cho nướu răng xung quanh. Những triệu chứng viêm nướu (viêm lợi) do mảng bám gây ra thông thường là nướu sưng đỏ, đau tấy và chảy máu chân răng. 


Nếu viêm nướu răng không được điều trị, nó có thể tiến triển thành bệnh nha chu và nghiêm trọng hơn là gây mất răng. Không giống như các mảng bám, cao răng là sự tích tụ vôi hóa nên khá dễ dàng để phát hiện. Các dấu hiệu thường gặp nhất của cao răng là những mảng vôi màu vàng hoặc nâu giữa các kẽ răng, trên bề mặt nhau hoặc ở dưới chân răng. Cách duy nhất để loại bỏ cao răng hoàn toàn là đến trung tâm nha khoa để được làm sạch chuyên nghiệp.

2, Nguyên nhân

Rất nhiều mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng sau khi bữa ăn kết thúc tạo thành một lớp màng nhầy trong là mảng bám răng. Vi khuẩn phát triển mạnh trên những mảng bám này này đặc biệt là các loại chứa đường và carbohydrate sẽ giải phóng axit tấn công men răng, ngà răng. Mảng bám răng nếu lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ bằng các phương pháp đánh răng, súc miệng, dùng chỉ nha khoa thì sẽ bị vôi hóa trở thành cao răng. Diện tích cao răng càng lớn thì khả năng phát triển bệnh lý càng lớn, vi khuẩn có thể lây nhiễm đến mô nướu, ăn sâu vào tủy răng và phá hoại xương hàm nâng đỡ răng (áp xe ổ chân răng, viêm tủy…)

3, Phòng ngừa

Để ngăn chặn sự tích tụ mảng bám răng và cao răng thực ra rất dễ dàng nếu bạn biết cách chăm sóc vệ sinh răng miệng thích hợp.

Hãy chắc chắn thực hiện những việc sau đây:
Chải răng kỹ lưỡng ít nhất 2 lần/ ngày trong 2 phút để loại bỏ triệt để các mảng bám từ tất cả các bề mặt của răng. Tốt nhất là đánh răng ngay sau khi ăn.
Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và vụn thức ăn giắt trong kẽ răng, bám dưới nướu, nơi mà bàn chải đánh răng không thể chạm tới được.
Hạn chế thực phẩm chứa đường hoặc tinh bột.
Tuân thủ lịch khám răng định kỳ ít nhất 2 lần/năm để răng được làm sạch chuyên nghiệp, đồng thời thăm khám để phát hiện sớm – điều trị kịp thời bệnh lý răng.
Một khi đã hình thành cao răng thì nên trực tiếp đến trung tâm nha khoa để được làm sạch một cách chuyên nghiệp.

4, Điều trị

Mảng bám răng và cao răng chỉ có thể được làm sạch bằng phương pháp chuyên nghiệp tại trung tâm nha khoa. Các nha sĩ hoặc chuyên viên sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng đặc biệt để loại bỏ cao răng và mảng bám trên bề mặt cũng như dưới nướu. Những dụng cụ cầm tay này thường được gọi là scalers và curettes. Trước đây Scalers theo phương pháp cũ rất dễ gây tổn thương đến nướu và gây chảy máu, dẫn đến quan niệm sai lầm của một số người là lấy cao răng có hại cho răng.

Tuy nhiên sự thật ngược lại lấy cao răng là cần thiết để đảm bảo cho vệ sinh răng miệng được sạch sẽ, răng nướu chắc khỏe ngăn ngừa các loại bệnh lý. Hiện tại lấy cao răng đã hiện đại hơn rất nhiều và phổ biến với phương pháp lấy cao răng siêu âm. Sóng siêu âm cùng tần số rung động ở đầu scalers kết hợp với tinh thể muối khoáng sẽ làm tan cao răng, đặc biệt êm dịu, không gây chảy máu.

Điều trị tủy răng ở trẻ em

Trẻ em có thể bị mất răng sữa, thậm chí cả răng vĩnh viễn chưa trưởng thành khi tủy răng bị nhiễm khuẩn. Đây thường là hậu quả của chấn thương hoặc sâu răng và gây ra vấn đề nghiêm trọng cho trẻ. 


1. Tại sao phải điều trị tủy răng ở trẻ

Trẻ em có thể bị mất răng sữa, thậm chí cả răng vĩnh viễn chưa trưởng thành khi tủy răng bị nhiễm khuẩn. Đây thường là hậu quả của chấn thương hoặc sâu răng và gây ra vấn đề nghiêm trọng cho trẻ. Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn sự phát triển và mọc lên của răng vĩnh viễn kế tiếp chúng. Mất răng vĩnh viễn mới mọc do chấn thương có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng bởi vì cả sự phát triển của răng và xương hàm đều không thể hoàn thành. Nếu răng sữa mất sớm thì hậu quả dễ nhận thấy là rối loạn khớp cắn. Kĩ thuật thay thế răng mất như răng giả từng phần, cầu răng và implant không thể áp dụng trên trẻ em khi mà sự thay đổi và tăng trưởng ở trẻ diễn ra nhanh chóng. “Hàm giữ khoảng”, hoặc các khí cụ đặc biệt gắn cố định với răng bên cạnh, hay kiểu “giữ khoảng” tháo lắp sẽ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên khí cụ này không thể phục hồi lại chức năng cho răng bị mất và đòi hỏi sự theo dõi thường xuyên của nha sĩ.


Vì cả 2 lí do: chức năng và thẩm mỹ, tốt hơn nên điều trị nội nha (điều trị tủy) cho trẻ em chứ không nên để mất răng. Điều trị này sẽ bảo tồn răng, ổn định sự phát triển của xương hàm và chức năng của lưỡi. Nó cũng ngăn chặn những vấn đề về rối loạn phát âm, những bất thường trong quá trình mọc răng của các răng vĩnh viễn thay thế, và giữ được răng sữa đó lâu nhất trên cung hàm khi nó không có răng vĩnh viễn thay thế.

Những vấn đề sau đây sẽ chỉ cho bạn hiểu điều cần làm với trẻ để giúp giữ lại răng sữa cho đến khi được thay thế bởi răng vĩnh viễn một cách tự nhiên. Kĩ thuật điều trị nội nha đặc biệt cho các răng vĩnh viễn chưa trưởng thành sẽ được trình bày ở các bài sau.

2. Sự khác biệt khi điều trị tủy cho răng sữa

Có nhiều điều khác khi điều trị tủy cho răng sữa và răng vĩnh viễn. Sự tồn tại của răng sữa ngắn hơn và chỉ là tạm thời, mặc dù răng sữa có hình dạng, cấu trúc và chức năng tương tự như răng vĩnh viễn, nhưng chúng cũng có nhiều khác biệt. Điều trị nội nha răng sữa lúc này sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình tiêu chân răng của nó, đây là quá trình bình thường khi mà chân răng sữa bị tiêu đi để tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của răng vĩnh viễn. Việc này khiến chẩn đoán phức tạp hơn và vì vậy cần có kế hoạch điều trị phù hợp.

3. Các triệu chứng thường gặp của trẻ

Tiền sử nha khoa: bắt đầu bằng việc hỏi các tiền sử bệnh toàn thân; trẻ có bệnh toàn thân cần một điều trị khác so với trẻ khỏe mạnh bình thường, và nha sĩ phải cân nhắc việc điều trị nội nha có tác động tới tình trạng toàn thân của trẻ. Các đặc điểm cơn đau ở răng sữa rất có ý nghĩa trong việc chấn đoán tình trạng của tủy răng. Trong trường hợp không có chấn thương , cơn đau thường do lỗ sâu răng đã chạm vào tủy răng.

Triệu chứng: cơn đau thường đi cùng nhiễm khuẩn tủy răng. Tuy nhiên, các vấn đề lớn có thể phát sinh mà không có tiền sử đau. Nếu vậy, cần phân biệt cơn đau tự nhiên hoặc đau khi có kích thích.

Các cơn đau có thể chấm dứt sau khi loại bỏ nguyên nhân thường là tình trạng viêm có hồi phục hay những phản ứng viêm nhẹ. Các kích thích đau gồm có: nóng, lạnh, hóa chất: đồ ngọt hoặc đồ có chứa axit, các kích thích cơ học, cắn hoặc động tác lay răng đã lung lay. Các nguyên nhân thông thường khác bao gồm: sâu răng nặng, các miếng trám không đạt tiêu chuẩn, đau nhức xung quanh răng sữa đã rụng chuẩn bị rụng, hoặc do sự hình thành chân răng của răng vĩnh viễn.

Cơn đau tự nhiên thường có đặc điểm là cơn đau nhói xảy ra không có kích thích và kéo dài nhiều ngày sau khi yếu tố gây bệnh đã được loại bỏ. Cơn đau răng tự nhiên thường liên quan đến sự hoại tử lan rộng của tủy răng vào trong ống tủy chân răng, nó có thể bao gồm sưng nề lợi và hình thành ổ áp-xe có nguyên nhân do sự lây lan của nhiễm khuẩn ra ngoài chân răng tới vùng xương xung quanh.

X-quang: Cũng như răng vĩnh viễn, vùng nhiễm khuẩn cũng xuất hiện tại chóp răng ở các răng sữa phía trước. Ở các răng hàm sữa, sự bất thường thường rõ ở chẽ răng, nơi mà các chân răng tụ lại với nhau ở các răng nhiều chân. Trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, tại các vị trí mầm răng vĩnh viễn có nguy cơ bị tổn thương, thì nhổ bỏ răng sữa là điều cần thiết.

Các trường hợp tủy răng bị kích thích nhẹ nhưng mãn tính như các lỗ sâu răng có thể kích thích tủy răng sản sinh thêm ngà răng. Đây là ngà phản ứng của răng giúp tủy răng được bảo vệ và hồi phục. Trên hình ảnh xquang, khi sâu răng sữa đã chạm vào tủy thì hoại tử tủy đã tiến triển tới các ống tủy chân răng. Sự có mặt của các mầm răng vĩnh viễn bên dưới chân răng sữa luôn gây ra khó khăn cho nha sĩ khi chẩn đoán trên X-quang. Mặc dù tất cả các lỗ sâu đều có xu hướng phát triển về phía tủy, tuy nhiên nếu lỗ sâu xâm nhập càng lớn thì khả năng gây chết tủy càng cao.

Thận trọng với các cách làm trắng răng tại nhà

Khi muốn tẩy trắng răng tại nhà chúng ta có khá nhiều cách để lựa chọn áp dụng sao cho phù hợp với điều kiện thời gian cũng như chi phí cụ thể. Các cách làm trắng răng bị ố vàng có thể sử dụng bao gồm:


>>trẻ em hay nghiến răng khi ngủ
>>nha khoa quận 2

1. Có những cách làm trắng răng tại nhà nào?



Hàm răng của bạn đang bị vàng ố hay xỉn đen? Bạn muốn tìm ra cách làm trắng răng nào đó có thể tẩy bay những vết ố xỉn này trên răng thật nhanh chóng? Và thực tế là có tới hơn 80% số người có nhu cầu muốn làm răng trắng là mong muốn có thể làm cho hàm răng trắng sáng hơn chỉ bằng những cách đơn giản tại nhà thay vì nghĩ tới việc phải nhờ đến các chuyên gia và bác sỹ nha khoa thẩm mỹ. Nếu bạn cũng là một trong số đó thì nên đặc biệt cẩn trọng khi tự tẩy trắng răng tại nhà nhé!


– Thực phẩm: Màu răng có thể cải thiện được bằng một số loại thực phẩm có hoạt chất làm trắng răng như dâu tây, rau cần, táo xanh,…


– Miếng dán trắng răng: Đây là sản phẩm dạng miếng dán có đặt sẵn thuốc. Khi áp miếng dán lên răng, thuốc sẽ tự ngấm qua men răng, tới ngà răng để làm trắng. Sản phẩm này được sản xuât và đón gói sẵn nên chỉ cần mua về sử dụng.

– Bút tẩy trắng răng: Bút tẩy cũng là sản phẩm sản xuất sẵn trên thị trường có thuốc trong bút tẩy nên chỉ cần mở nắp và sử dụng khá tiện lợi.

– Máng ngậm trắng răng: Là một dụng cụ tẩy trắng răng dạng máng nhựa có hình dáng giống như vòm răng thật. Khi sử dụng chỉ cần đưa thuốc vào trong máng nhựa, ngậm lên răng và chờ đợi kết quả.
2. Các cách làm trắng răng tại nhà có hiệu quả không?

Tuy rằng các cách làm trắng răng tự thực hiện tại nhà trên đây có thể tạo ra hiệu quả tương đối cho người sử dụng. Nhưng trên thực tế, kết quả tẩy trắng này có được lâu bền không và mức độ an toàn như thế nào thì nhiều người tẩy trắng không hề biết.

– Về mặt hiệu quả:

Tất cả các cách làm cho trắng răng sáng để có một có chế chung là đưa thuốc lên bề mặt răng và để cho thuốc tự ngấm vào men răng, tới ngà răng để tẩy trắng. Men răng lại vốn là một tổ chức liên kết rất cứng, không dễ gì bị xâm nhập. Thuốc tẩy chỉ có thể đi vào bên trong men qua các hố sâu trên thân răng và qua viền răng gần sát chân răng vì đây là những vị trí mà men răng mỏng nhất. Thời gian duy trì thuốc tẩy trên răng chỉ trong 30 phút. Khoảng thời gian này không đủ để thuốc phủ được hết vào toàn bộ ngà răng để làm răng.

Vì thế, răng có thể trắng lên nhưng sự khác biệt không nhiều và màu trắng sáng không đều.


– Về mặt an toàn:

Sự an toàn khi sử dụng các cách làm trắng răng này thiếu tính an toàn thể hiện ở các mặt sau:

+ Thuốc dùng kèm trong miếng dán, bút tẩy và máng ngậm thường có nồng độ nhất định và cao hơn ngưỡng an toàn cho phép (vì ở nồng độ an toàn, thuốc không thể tự tạo ra hiệu quả tẩy trắng)

+ Khi dùng tại nhà các thao tác cách ly, bảo vệ môi nướu không đảm bảo nên thuốc dễ bị dây ra gây bỏng rát.

+ Phải duy trì và lặp lại nhiều lần nên men và ngà răng phải chịu tác động nhiều lần.

+ Quá trình sử dụng chỉ có tính tẩy trắng mà không hỗ trợ bảo vệ và tăng cường sức “đề kháng” cho răng.
3. Làm sao để có cách làm trắng răng an toàn và hiệu quả

Bác sỹ nha khoa thẩm mỹ có thể là giải pháp cuối cùng mà người ta nghĩ đến khi tẩy trắng răng. Nhưng đó lại chính là cách đảm bảo hiệu quả và an toàn cao nhất cho người thẩm mỹ màu răng.

Đặc biệt, nếu được ứng dụng công nghệ tẩy trắng răng Laser Whitening thì có thể được làm trắng răng với tất cả những ưu điểm nổi bật nhất, vừa giúp hàm răng trắng sáng như ý, vừa tác động tái khoáng men răng hiệu quả, giúp men cứng chắc hơn, bóng sáng và chống bám tốt hơn.


Hiệu quả mà Laser Whitening mang lại là dài lâu nhất và đảm bảo an toàn cao, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng nói chung.

Có nên nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh?

Nanh sữa là một tổn thương lành tính, ít gây biến chứng và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng. Trẻ mọc nanh sữa thường quấy khóc, biếng ăn gây nhiều lo lắng cho các bậc cha mẹ. Để giải quyết tình trạng này, trẻ thường được đưa đến các cơ sở y tế để nhể hay chích nanh. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào hay thậm chí là nhân viên y tế nào cũng có hiểu biết chính xác về nanh sữa và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của trẻ. Liệu việc chích nanh sữa có thật sự cần thiết cho mọi trường hợp hay không là vấn đề đáng được quan tâm và tìm hiểu.



Vì sao trẻ mọc nanh sữa?

Nanh sữa hay đẹn là tên thường gọi trong dân gian để chỉ một hay nhiều đốm nhỏ màu trắng trên lợi của trẻ sơ sinh. Cho đến nay nhiều người vẫn nhầm tưởng đây là biểu hiện của tình trạng thừa canxi ở trẻ, hay có khi là vết đóng cặn của sữa do không vệ sinh răng miệng tốt hoặc một loại bệnh nguy hiểm nào đó. Nanh sữa là nang lợi ở trẻ sơ sinh có tên khoa học Gingival Cyst of Newborn hay nang lá răng (Dental Lamina Cyst) là một loại tổn thương lành tính hay gặp của niêm mạc miệng trong một thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh.


Biểu hiện lâm sàng là một hay nhiều nốt màu trắng hoặc vàng nhạt ở nông ngay dưới bề mặt niêm mạc lợi hàm trên, hàm dưới của trẻ. Kích thước mỗi nang thường vào khoảng 2 - 3mm, có trường hợp to đến một centimet nhưng hiếm gặp.

Nên vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để phát hiện nanh.

Nanh sữa có gây nguy hiểm?

Nanh sữa khá thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 - 3 tháng, là một tổn thương lành tính, ít gây biến chứng và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng. Các bậc làm cha mẹ cũng không nên quá lo lắng, chỉ nên chích nhể khi trẻ có dấu hiệu đau, khóc, bỏ bú… và việc chích nhể chỉ có vai trò giúp nanh nhanh tiêu biến chứ không có tác dụng phòng tái phát. Để lấy bỏ nanh sữa, nên đưa trẻ đến nha sĩ để đảm bảo việc điều trị và có lời tư vấn chăm sóc hợp lý.

Nanh sữa hay gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 - 3 tháng tuổi, một số trường hợp gặp muộn hơn nhưng hiếm khi gặp trên 8 tháng tuổi, và nó xuất hiện ở hơn một nửa số trẻ mới sinh. Tuy nhiên tỷ lệ thực tế có thể còn cao hơn nữa do đây là một tổn thương lành tính, xuất hiện trong thời gian ngắn, ít khi gây đau đớn cho trẻ và thường tự vỡ rồi biến mất trong khoảng 2 tuần do vậy thường được bỏ qua không đến khám ở cơ sở y tế. Trường hợp nang to có thể tồn tại đến 5 tháng mà không gây biến chứng gì.

Làm răng sứ Direct Veneer có hại không?

Làm răng sứ Direct Veneer là phương pháp mới trong ngành nha khoa thẩm mỹ, là bước đột phá, giúp phục hình hầu hết các khiếm khuyết của răng với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, không cần mài răng. Vì mô răng được bảo toàn nguyên vẹn, do đó, nhà sản xuất Edelweiss khẳng định làm răng sứ Direct Veneer không hề có hại hay ảnh hưởng tiêu cực gì đến răng.


>>Nha khoa tốt nhất tại quận 10
>>Nha khoa An dương Vương

Thực tế cũng cho thấy các ca làm răng sứ Direct Veneer tại nha khoa cũng diễn ra rất nhẹ nhàng, quy trình gói gọn trong 1 ngày với sự hỗ trợ của công nghệ 1Day Tech cho hiệu quả cao về mặt thẩm mỹ, đảm bảo chức năng ăn nhai. Khách hàng trong và sau khi làm răng sứ Veneer cho phản hồi rất tốt, không cảm thấy đau đớn hay ê buốt gì.
Quy trình làm răng sứ Direct Veneer 9 bước chuẩn Quốc tế



Tại nha khoa , khách hàng sẽ được trải nghiệm quy trình làm răng sứ Direct Veneer 9 bước theo tiêu chuẩn quốc tế đã đề ra và phê duyệt. Mọi khâu thực hiện đều được tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ:

Làm sạch khoang miệng & bề mặt răng

Khoang miệng và bề mặt răng được làm sạch để đảm bảo Direct Veneer được gắn trong môi trường sạch khuẩn đồng thời tăng khả năng bám dính, độ bền chắc của Veneer trên răng.

Bôi thuốc tạo độ bám cho bề mặt răng

Bề mặt răng được bôi một loại thuốc y tế chuyên dụng để kích thích, tăng cường độ bám

Bôi vật liệu dán nha khoa lên bề mặt răng

Vật liệu dán nha khoa cũng được bôi lên bề mặt răng ngay sau đó

Bôi vật liệu dán nha khoa lên veneer

Tương tự như bề mặt răng, Direct Veneer cũng được bôi vật liệu dán nha khoa ở mặt trong

So sánh Veneer với răng thật

Dùng kẹp ý để kẹp Veneer và đưa sát lại gần răng để so sánh với răng thật về màu sắc và hình dáng

Định vị và dán veneer vào đúng vị trí

Veneer được định vị và đặt đúng vị trí trên răng cần phục hình, sao cho vừa khít với viền nướu, các cạnh cắn và các cạnh bên.

Chiếu ánh sáng LED cố định veneer

Ánh sáng đèn LED được chiếu trực tiếp lên vị trí răng gắn Veneer trong khoảng 20 phút cho đông cứng lại.

Veneer đã được gắn cố định

Sau khi đã gắn cố định Veneer, nha sỹ sẽ kiểm tra lại để đảm bảo răng sứ để đảm bảo không có xô lệch hay sai khác gì.

Hoàn tất gắn Veneer

Nha sỹ đặt lịch hẹn tái khám về xem lại tình trạng răng và kịp thời điều chỉnh nếu có vấn đề.

Như vậy, bạn có thể thấy toàn bộ quy trình 9 bước kể trên, không có thao tác nào là xâm lấn hay gây tổn thương gì đến mô răng thật. Do đó, bạn không cần lo lắng là làm răng Direct Veneer có hại không nhé.

Những vấn đề răng miệng thường gặp

Những vấn đề răng miệng thường gặp bao gồm: sâu răng, vôi răng, viêm nướu, lợi... 



1. Sâu răng

Sâu răng là một bệnh ở phần cứng của răng làm răng bị phân huỷ. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sâu răng là giảm thiểu thói quen ăn ngọt. Việc đánh răng thường xuyên không chỉ giúp loại bỏ nguy cơ sâu răng mà còn ngăn không cho các mảng bám dày hơn trên răng.


2. Vôi răng

Những mảng vi khuẩn dưới dạng vôi hình thành rất nhanh trên bề mặt răng. Mảng bám vi khuẩn chỉ là một trong những tác nhân gây sâu răng. Các vùng quanh răng như hố răng hay kẽ răng - chỗ bàn chải không tiếp cận được là những nơi vôi răng có thể ung dung tồn tại nếu bạn không chải răng thường xuyên.

Các chất Flour phát huy tác dụng khá tốt trong việc ngăn ngừa răng bị sâu. Vì thế, những ai sống ở khu vực có mức độ Flour trong nước tối ưu sẽ ít bị sâu răng hơn. Ứng dụng ưu điểm ấy, 80-90% các loại kem đánh răng hiện nay trên thị trường đều có chứa Flour, một trong những yếu tố ngừa sâu răng hiệu quả. 

3. Viêm nướu, lợi


Viêm nướu lợi hay viêm nha chu là một trong những bệnh thường gặp nhất trên thế giới. Bệnh nhân đôi khi có thể không chú ý tới việc lợi bị chảy máu, đặc biệt khi đánh răng. Hơi thở có mùi phần lớn đều xuất phát từ căn bệnh này. Ở bệnh này, việc vệ sinh răng miệng và làm sạch các kẽ răng là cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả nhất.

Cách nhận biết răng sứ Titan

Khi răng tồn tại lâu dài trong môi trường nước bọt, bạn sẽ thấy răng bị xỉn màu dần theo hướng từ chân răng ra rìa cắn. Dấu hiệu này có thể phải qua nhiều năm mới nhận biết được nhưng 2 đặc điểm trên bạn có thể nhận thấy ngay sau khi bác sĩ vừa phục hình xong. Vì bản chất răng sứ Titan vẫn là răng sứ kim loại nên nguy cơ bị oxy hóa vẫn xảy ra, khung kim loại bị tụt ra khỏi nướu gây đen viền nướu.



Cách nhận biết răng sứ Titan

Theo bác sĩ nha khoa, răng sứ Titan mang những đặc trưng nổi bật sau:
Răng sứ Titan được chế tác có khung sườn bên trong được làm bằng hợp kim Niken – Crom – Titan nên có màu sắc giống như màu bạc khác hoàn toàn màu sứ trắng. Nếu chú ý quan sát bằng mắt thường bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này.
Răng sứ Titan khi được phục hình trên răng sẽ tạo cho bạn cảm giác hơi nặng và vướng víu một chút. Nếu được thực hiện bởi bác sĩ không có tay nghề cao và thiếu sự khéo léo thì phục hình sẽ thấy đường viền nướu không khít sát và có thể có viền hơi đen ở dưới nướu. Đó là do màu của khung sườn bên trong không được che hết.



Răng sứ Titan mặc dù thuộc dòng răng sứ kim loại nhưng lại có khả năng chống oxy hóa cao hơn các dòng sứ kim loại truyền thống, vì vậy hiệu quả thẩm mỹ mà phục hình sứ này đem lại được đánh giá cao. Cách nhận biết răng sứ Titan như thế nào? Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn thêm kiến thức khi tìm hiểu vể dòng sứ này.

Để có thể giảm thiếu mức thấp những đặc điểm còn hạn chế của răng sứ Titan, nha khoa đầu tư trang bị trang thiết bị hiện đại – công nghệ CAD/CAM tiên tiến giúp việc chế tác răng sứ Titan chính xác nhanh chóng và thẩm mỹ.

>>Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 12

Răng có kích thước vừa vặn với vị trí cần phục hình.
Răng có hình dáng từ tỷ lệ, kích cỡ và gờ rãnh với cùi răng và các răng bên cạnh.
Răng có màu đẹp tự nhiên, hài hòa với màu răng thật kế cận.

Quá trình phục hình nhanh chóng, đem lại sự thoải mái và dễ chịu, hạn chế xâm lấn gây đau nhức cho nướu và mô răng sau khi phục hình.
Thời gian được rút ngắn, chỉ trong 2 lần hẹn là hoàn tất quy trình phục hình. Bạn hoàn toàn có thể sở hữu những chiếc răng đẹp với một chi phí hợp lý.

Vật liệu Titan là một loại vật liệu đã được sử dụng nhiều trong y học, dùng để cấy ghép vào cơ thể người mà không gây dị ứng, tương thích tốt với xương và nướu. Vì bản chất của Titan rất lành tính với cơ thể. Vì vậy mà răng sứ Titan phù hợp với những người bị dị ứng với kim loại, những người có buồng tủy lớn không thể sử dụng răng toàn sứ để phục hình.

Với chi phí hợp lý, mang những ưu điểm khá nổi bật giúp răng sứ Titan vẫn được rất nhiều khách hàng ưu ái sử dụng.

Xử lý chấn thương răng sữa

Trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt các trẻ hơn 1 tuổi, lúc bắt đầu học đi, khám phá xã hội bên ngoài thường gặp tai nạn gây chấn thương răng sữa nhất. Chấn thương răng sữa hay xảy ra ở nhà hoặc ở nhà trẻ, trường học



Chấn thương răng là một tình trạng cấp cứu rất hay gặp ở khoa răng trẻ em, các phòng khám răng hàm mặt và bệnh viện. Nhiều người nghĩ rằng, răng sữa sau này sẽ thay nên vấn đề chấn thương răng sữa là không quan trọng nên không quan tâm nhiều đến vấn đề điều trị và đã để lại những hậu quả đáng tiếc cho trẻ. Chấn thương răng có thể gây ra nhiều biến chứng và di chứng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe toàn thân cũng như tại chỗ cho hàm răng vĩnh viễn.

Trẻ nào hay bị chấn thương răng?

. Khi trẻ đi, chạy, nô đùa có thể xảy ra các va đập hoặc ngã làm răng bị chấn thương. Các trẻ trai thường bị chấn thương nhiều hơn trẻ gái vì hay nghịch hơn, hiếu động hơn. Chấn thương hay gặp ở xương hàm trên hay hàm dưới, trong các răng thì răng cửa giữa hay bị chấn thương nhất. Trẻ bị vẩu xương hàm cũng có nguy cơ bị chấn thương răng cao hơn. Trẻ bị động kinh, bị ngược đãi cũng là những trẻ thường xuyên bị chấn thương răng, do vậy chúng ta cần phải có các biện pháp dự phòng thích hợp.

Triệu chứng lâm sàng

Khác với người lớn, vì xương ổ răng của trẻ em còn mềm, hệ thống dây chằng quanh răng lỏng lẻo hơn, do vậy khi có chấn thương răng thì răng ít bị gãy hơn so với người lớn nhưng hay bị lung lay, di lệch sang bên, lún vào bên trong xương hàm hoặc rơi ra ngoài huyệt ổ răng. Nếu răng bị gãy thì cũng có rất nhiều kiểu khác nhau: có thể gãy thân răng, chân răng hoặc cả thân và chân răng, tùy theo mức độ, vị trí gãy mà nha sĩ có phương pháp điều trị khác nhau. Khi trẻ bị va đập, té ngã, nếu có chấn thương răng thì hiếm khi chỉ có chấn thương răng đơn thuần mà thường có tổn thương niêm mạc hoặc xương ổ răng kèm theo. Niêm mạc môi, miệng, xương ổ răng có thể bị va đập sưng nề hoặc rách, chảy máu với nhiều mức độ khác nhau tùy tình huống tai nạn. Ngoài ra cũng có thể có gãy xương hàm, trật khớp thái dương hàm hoặc các chấn thương khác đặc biệt như mắt, tai mũi họng, sọ não kèm theo.

Xử trí chấn thương răng sữa

Theo quan điểm về răng, chấn thương răng là một cấp cứu thực sự. Thầy thuốc cần phải làm an lòng trẻ và bố mẹ ngay từ lúc mới tiếp xúc. Gia đình cần cung cấp cho thầy thuốc biết tình huống, thời gian xảy ra tai nạn, tuổi bệnh nhân... Thầy thuốc cần phải thăm khám một cách tỉ mỉ và toàn diện trong miệng, ngoài miệng và toàn thân để tránh bỏ sót tổn thương và có các biện pháp xử trí kịp thời. Các mảnh răng bị vỡ, răng rơi ra ngoài, đờm dãi có thể là các dị vật ảnh hưởng đến hô hấp, do vậy cần phải được chú ý và làm sạch. Xquang là thăm khám hỗ trợ cần thiết, cho phép xác định các đường gãy, gãy xương ổ răng phối hợp, tương quan tuỷ/đường gãy, tương quan răng sữa/mầm răng vĩnh viễn, mức độ đóng chóp, thay đổi các góc...

Xử trí chấn thương răng sau khi đã xử trí các loại chấn thương phối hợp khác làm ảnh hưởng đến tính mạng hoặc các cơ quan, bộ phận khác có chức năng quan trọng hơn. Cần chú ý tiêm phòng uốn ván cho trẻ.

Các phương pháp điều trị rất phong phú tùy theo trường hợp có thể theo dõi tủy răng, mài chỉnh khớp cắn, cắm lại răng, nắn chỉnh răng, cố định răng.



Xử trí lún răng sữa: Cần căn cứ vào vị trí di lệch của chóp răng so với mầm răng sữa. Trường hợp chân răng trượt về phía tiền đình, xa mầm răng vĩnh viễn, bảo tồn răng, theo dõi 1-6 tháng, nếu không mọc được, phải nhổ răng. Trường hợp chân răng trượt về phía khẩu cái, khoảng cách giữa chân răng và mầm răng vĩnh viễn hẹp, cần nhổ răng nhẹ nhàng, tránh sang chấn mầm răng bên dưới.

Xử trí lung lay răng sữa: Cố định răng. Nếu răng lung lay quá nhiều hoặc sắp đến tuổi thay thì có thể nhổ bỏ. Theo dõi tình trạng tủy răng, điều trị tủy nếu cần thiết.

Răng sữa rơi ra ngoài: Khác với răng vĩnh viễn rơi ra ngoài, không có chỉ định cấy ghép lại răng cho răng sữa

Chấn thương răng sữa có thể gây ra những hậu quả gì?

Sung huyết tuỷ: Răng nhạy cảm với gõ. Răng có thể hồi phục hoàn toàn hoặc trở nên trầm trọng do tắc nghẽn mạch máu ở vùng chóp gây hoại tử tuỷ.

Chảy máu tuỷ: Do sung huyết, các mao quản bị chảy máu để lại những mảnh vụn đọng lại trong ống ngà. Trường hợp nhẹ, máu sẽ tiêu đi và có sự đổi màu ít, sẽ nhạt dần sau vài tuần. Trong những trường hợp trầm trọng hơn, sự đổi màu tồn tại vĩnh viễn. Khi quan sát thân răng có thể có màu: đỏ nâu, xám, vàng. Sự đổi màu ở răng sữa không có nghĩa là răng bị chết tuỷ, đặc biệt khi sự đổi màu xảy ra trong vòng 1-2 ngày sau chấn thương. Sự đổi màu xảy ra sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau chấn thương là dấu hiệu hoại tử tuỷ.

Vôi hoá: Là tình trạng buồng tuỷ và ống tuỷ bị bít kín dần do ngà lắng đọng.

Tuỷ hoại tử: Một va chạm nhẹ vào răng có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của mạch máu tuỷ và gây hoại tử tuỷ. Trên lâm sàng có thể thấy các ổ abces hoặc lỗ rò chảy mủ.

Tiêu chân răng: Sau chấn thương, chân răng dần dần bị tiêu đi.

Các loại di chứng trên mầm răng vĩnh viễn: Đổi màu thân răng trắng hoặc vàng - nâu, thiểu sản men, thân răng tách đôi, tách đôi chân răng, thân răng bị gập, ngừng hình thành chân răng, rối loạn mọc răng...

Bé bị vàng răng sữa do đâu mà ra

Hàm răng sữa của trẻ em thường có màu trắng nhạt hoặc trắng ngà voi, răng sữa sẽ có màu trắng bóng hơn răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong số trường hợp, hàm răng sữa của trẻ bị biến đổi về màu sắc, từ trắng sáng chuyền dần sang vàng ố hoặc nâu đen. Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, không biết bé bị vàng răng sữa do đâu và có mắc bệnh gì không?


Bé bị vàng răng sữa do đâu luôn là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ khi phát hiện con trẻ đang gặp phải tình trạng này.

Trong điều trị nha khoa, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sữa của bé bị đổi màu, vàng ố. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất, cha mẹ hãy tham khảo để có biện pháp phòng ngừa vàng răng cho con trẻ.
Chế độ chăm sóc răng miệng của bé chưa tốt:

Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng vàng răng sữa ở trẻ nhỏ chính là chế độ chăm sóc răng miệng chưa tốt, không khoa học. Việc các bé không chải răng thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh hoặc mảng bám tích tụ trên bề mặt răng, lâu ngày sẽ khiến hàm răng của bé bị xỉn màu, ố vàng, chuyển sang màu đen. Ngoài ra, nếu tình trạng này kéo dài thì trẻ có nguy cớ mắc các bệnh lý: sâu răng, nha chu, viêm lợi, viêm tủy… là rất cao.

Một chế độ chăm sóc răng miệng kém, không đúng cách chính là nguyên nhân khiến răng sữa trẻ bị ố vàng.
Cho bé ăn hoặc uống nhiều thực phẩm sậm màu.

Nếu cha mẹ thường cho bé ăn hoặc uống nhiều các thực phẩm sậm màu: các loại Soda, trà, đồ uống có ga, ca cao, nước ép trái cây tươi tối màu như việt quốc, nho, lựu… sẽ khiến răng bé mất đi độ trắng bóng tự nhiên. Bởi vì, trong những thực phẩm này có chứa nhiều chất màu, sử dụng nhiều thì răng trẻ sẽ bị ố vàng do bị nhiễm màu. Hoặc các loại kem, nước sốt cà chua, cà ri, nước tương, rau màu đỏ đậm cũng làm cho răng của bé vàng đi trông thấy.

Việc cho trẻ nhỏ ăn uống quá nhiều thực phẩm sậm màu như chocolate, nước ngọt có ga… sẽ khiến răng bé bị đổi màu nhanh chóng.
Bé bị vàng răng sữa do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh.

Việc trẻ nhỏ (trước 9 tuổi) sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có chứa thành phần tetracycline, doxycycline, Minocycline… sẽ khiến cho hàm răng bị biến đổi màu sắc nhanh chóng, răng trở nên ố vàng và xỉn màu. Mức độ ố vàng của hàm tùy thuộc vào thời điểm, thời gian dùng thuốc, liều lượng và loại thuốc được sử dụng… Ngoài ra, một số nước súc miệng có chứa chlorhexidine và clorua cetylpyridinium cũng có thể dẫn đến tình trạng vàng răng sữa ở trẻ nhỏ.

Trẻ em uống nhiều thuốc kháng sinh vào giai đoạn từ 7- 8 tuổi có thể khiến răng bị mất màu, ố vàng.
Răng sữa đổi màu do nhiễm quá nhiều nhiều fluoride.

Nếu cha mẹ thường xuyên cho con trẻ sử dụng nguồn nước, kem đánh răng, nước súc miệng, những chế phẩm chăm sóc răng miệng có nồng độ fluoride cao trong những tạo răng sẽ gây ra rối loạn khoáng làm tăng men dưới bề mặt,tạo ra một số đốm nâu và trắng ổ răng hoặc làm răng ngã vàng.

Hàm răng đổi màu, ố vàng rất dễ bị phân rã và không còn được chắc khỏe như ban đầu, dễ bị gãy vỡ nếu có lực tác động, dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh lý răng miệng.. Điều này, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai của hàm răng và tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Do đó, nếu bé nhà bạn đang gặp phải tình trạng vàng răng, hãy đưa bé đến trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị nhé.

Hy vọng với những chia sẻ của Nha khoa KIM về vấn đề bé bị vàng răng sữa do đâu, các bậc cha mẹ đã có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc răng miệng cho con trẻ tốt hơn rồi. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần được trợ giúp nhé.

http://chamsocrangtreem.vn

Trẻ mọc răng có biểu hiện gì và cách giúp bé giảm đau khi mọc răng

Trẻ sắp mọc răng có những biểu hiện gì và cách giúp bé giảm đau khi mọc răng sẽ được giải đáp dưới đây mang những thông tin hữu ích nhất đến các mẹ, hãy cùng tham khảo nhé.


Chảy dãi
Quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chảy dãi là hiện tượng phổ biến với các bé 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Cho nên, bạn có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường, không phải do sắp mọc răng.

Cằm và quanh miệng nổi ban
Do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến bé bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng (thậm chí là dưới cổ) – đây là những vùng da tiếp xúc với nước bọt.
Để tránh bị nổi ban, bạn nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi.

Bị ho
Nước dãi chảy ra có khả năng khiến bé bị nghẹn, gây ho. Nếu bị ho không kèm các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng thì nó càng chứng tỏ, bé sắp mọc răng.

Thích cắn
Áp lực khi một mầm răng chuẩn bị chồi lên khỏi lợi khiến bé vô cùng bứt rứt. Khi đó, bé sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn. Một ngón tay sạch, mảnh khăn sạch được nhúng nước mát, đồ ăn mát… rất thích hợp để bé gặm.

Bị đau
Khi lợi bị sưng, bé sẽ quấy khóc vì đau. Chiếc răng đầu tiên mọc lên thường khiến bé bị đau nhất. Thời gian mọc những chiếc răng sau sẽ dễ chịu hơn do bé đã làm quen với cảm giác bị đau khi mọc răng.

Dễ cáu kỉnh
Cơn đau răng và đau lợi là nguyên nhân làm bé mệt mỏi, quấy khóc. Một số bé quấy trong vài giờ đồng hồ nhưng cũng có bé quấy vài ngày, thậm chí vài tuần.

Từ chối bú
Cơn đau trong miệng làm bé phải đề phòng với những thứ được mẹ đưa vào miệng, cho dù đó là “ti mẹ” hay bình sữa.

Bị tiêu chảy
Dấu hiệu này chưa được các chuyên gia khẳng định là đúng nhưng nhiều người mẹ nhận thấy, trong giai đoạn mọc răng, bé đi tiêu nhiều hơn bình thường. Mọc răng không phải yếu tố khiến bé mắc tiêu chảy; do đó, nếu bé bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

Bị sốt
Tương tự dấu hiệu tiêu chảy, mọc răng không phải nguyên nhân gây sốt cao ở bé. Các chuyên gia lý giải, thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi (bước vào tuổi ăn dặm hoặc chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú bình và ăn dặm). Do đó, những tác nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé. Ngoài ra, dấu hiệu lợi bị tấy đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám.

Ngủ không ngon
Cơn đau răng không chỉ khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến bé bất an vào cả ban đêm. Nếu bé tỉnh giấc, có thể vỗ về, hát ru nhưng không nên cho bé ăn đêm, vì hành vi này có thể trở thành phản xạ có điều kiện ngay cả khi bé không bị đau vì mọc răng.

Có thể nổi cục ở lợi
Lúc này, bạn nên dùng miếng gạc mát, chườm vào chỗ bị sưng trên lợi cho bé.

Kéo tai, dùng tay chà vào má
Bởi vì, lợi, tai và má cùng có chung một đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại. Tuy nhiên, các bé bị nhiễm trùng tai cũng có biểu hiện kéo tai thường xuyên. Vì thế, bạn nên đưa bé đi khám nếu dấu hiệu kéo tai không liên quan đến mọc răng.

Chắc hẳn qua bài viết này các bạn đã biết được trẻ sắp mọc răng có những biểu hiện gì và cách giúp bé giảm đau khi mọc răng rồi phải không nào. Hãy chú ý đến trẻ trong giai đoạn này vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh hạnh phúc.

http://chamsocrangtreem.vn

Làm gì khi răng sữa của trẻ em bị sâu

Các bậc phụ huynh hầu hết chỉ quan tâm tới sức khỏe răng miệng của bé ở mức cơ bản. Việc nhắc nhở các cháu chăm sóc răng miệng thường xuyên là chưa đủ, chúng ta còn cần phải theo dõi và quan sát những hiện tượng lạ xảy ra đối với răng của bé để có những biện pháp điều trị phù hợp.


Sâu răng sữa là bệnh phổ biến ở trẻ nhưng lại ít được người lớn để ý tới. Trên thực tế, đây là một bệnh nguy hiểm mà trẻ cần được sự quan tâm đặc biệt của các bậc phụ huynh.

Quan niệm sai lầm của người lớn về sâu răng sữa

Khi mới có răng sữa, nhiều vị phụ huynh cho rằng trẻ không cần đánh răng vì răng của chúng vẫn còn thưa, thức ăn sẽ không mắc lại nên không cần phải đánh răng. Trên thực tế, răng trẻ chỉ thưa với số lượng ít, trẻ có thể có 20 chiếc răng khi được 2 tuổi rưỡi. Khi đó, răng của chúng sẽ khít vào nhau, nếu không chải răng đều đặn, bé rất dễ bị mảng bám do thức ăn để lại, dẫn tới sâu răng.
Bị sâu răng sữa không đau đớn

Trong răng sữa vẫn tồn tại các dây thần kinh cảm xúc, trẻ sẽ đau nếu bị sâu răng. Sự đau đớn sẽ ảnh hưởng đến bé lúc ăn uống, thậm chí cả trong lúc ngủ.

Răng sữa sẽ mất đi và không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn

Tất cả mọi răng sữa sẽ đều được thay thế bởi răng vĩnh viễn, nhưng tình trạng của răng sữa ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Nếu như răng sữa bị sâu và phải nhổ sớm, khiến cho lợi bị khô, răng vĩnh viễn sẽ khó mọc lên và nếu mọc lên thì có thể mọc không đúng vị trí.

Răng sữa có chức năng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn. Nó giúp trẻ thực hiện được những công việc hằng ngày như nhai, nghiền, cắn, xé, giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Nếu thiếu đi răng sữa, chế độ ăn uống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khiến sức khỏe giảm sút, biếng ăn, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Vậy phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu?
Cần đưa trẻ đến khám nha sĩ khi phát hiện răng sâu

Để răng được tốt thì cách tốt nhất là phải phòng bệnh. Nếu răng sữa mới phát hiện sâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để điều trị. Thường bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả.

Khi vi khuẩn phát triển đến giai đoạn muộn, tạo thành lỗ sâu lớn trên răng của bé, thậm chí có thể “ăn” gần hết răng của bé, chúng ta không nên vội vàng đến nha sĩ nhổ hết phần còn lại của chiếc răng sâu đó. Bởi vì, răng sữa nếu nhổ quá sớm, sẽ gây mất phương hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

Răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ làm tiêu biến gốc răng sữa khiến răng sữa lung lay và rụng đi. Nhổ răng sữa quá sớm trước 6 tuổi sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau mọc lên bị lệch lạc. Nếu nhổ răng sữa quá sớm thì răng bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là răng hàm vĩnh viễn số 6, nếu răng hàm sữa bị nhổ sớm, răng số 6 sẽ mọc về phía trước chen vào chỗ các răng vĩnh viễn khác mọc sau này.

http://chamsocrangtreem.vn/han-rang-sua-cho-be-co-nen-khong/

Hình thành sâu răng ở trẻ nhỏ ít được chú ý đến

Khởi đầu là tổn thương ở bề mặt men với vết trắng, nếu được đo độ cứng sẽ thấy giảm hơn so với men lành. Ở giai đoạn này nếu răng trẻ được bôi gel flour vào bề mặt răng thì có thể hồi phục tái khoáng và vết trắng mất đi. Nếu không được xử trí thì tổn thương sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy lớp men, sau đó đến lớp ngà răng, lỗ sâu răng thường có hình tròn, miệng trên hẹp, dưới rộng.

Trẻ em rất hay bị sâu răng, nếu cha mẹ không quan tâm chăm sóc răng miệng cho trẻ, có thể sau này trẻ sẽ không có được hàm răng như ý. Vậy trẻ bị sâu răng sữa có ảnh hưởng gì cho việc mọc răng sau này không? Các nguyên nhân gây sau răng sữa là gì? và cách phòng tránh thế nào? Cùng tham khảo các bạn nhé!
Sâu răng sữa và sức khỏe của trẻ

Con gái tôi 4 tuổi, trên bề mặt răng của cháu tôi thấy có vết đen, ngày càng lan sâu xuống phần dưới của răng.

Xin hỏi, răng của cháu có phải bị sâu không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cháu không?

Theo như chị mô tả thì răng của cháu rất có khả năng đã bị sâu. Hiện nay, trẻ bị sâu răng sữa ngày càng nhiều. Chất đường, mảng bám, thói quen ăn uống và ngay cả bề mặt răng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến răng và gây sâu răng. Trẻ không có thói quen vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ cũng liên quan nhiều đến sâu răng. Tiến triển của sâu răng ở răng sữa có tốc độ nhanh hơn so với răng vĩnh viễn.

Để ngăn chặn và phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ, chị cần tập cho cháu cách đánh răng, sử dụng nước muối loãng súc miệng, điều chỉnh, kiểm soát chế độ và thói quen ăn uống của trẻ, không để trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, nhất là ban đêm.
Phòng và tránh sâu răng sữa

Răng sữa (RS) dễ bị bào mòn, nếu để bị sâu răng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe trẻ.Vai trò của RS- RS giữ chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn cho trẻ: cắn, xé, nhai, nghiền nát thức ăn. Ảnh hưởng tới việc bé ăn có được ngon miệng không, hấp thụ thức ăn có được tốt và ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân của bé?- RS kích thích sự tăng trưởng của xương hàm nhờ vào cử động nhai, sự hợp lý của cung răng và RS còn giữ cho răng vĩnh viễn sau này mọc đúng vị trí.- RS giúp cho trẻ phát âm được chuẩn hơn. Nếu mất RS sớm sẽ làm khó khăn khi phát âm một số âm (T, S, C, V…) và có thể ảnh hưởng lâu dài, kể cả đã mọc răng vĩnh viễn.- RS khỏe mạnh sẽ cho bé khuôn mặt xinh tươi và nụ cười rạng rỡ.Lịch mọc RS

Có tất cả 20 chiếc RS, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Tùy mỗi trẻ, chúng sẽ mọc ở những thời điểm rất khác nhau.

Các kiểu mọc RS thường gặp nhất:

– 4 răng cửa giữa (1) của hàm trên và hàm dưới: 5 – 8 tháng.

– 4 răng cửa bên (2): 7 – 10 tháng.

– 4 răng hàm đầu tiên (4): 12 – 16 tháng.

– 4 răng nanh (3): 14 – 20 tháng.

– 4 răng hàm thứ 2 (5): 20 – 32 tháng.

Tại sao RS hay bị sâu?

– RS có cấu tạo kém bền chắc hơn răng vĩnh viễn.

– Vì RS có buồng tủy to hơn răng vĩnh viễn nên khi bị sâu răng dễ bị viêm tủy.

Điều trị rất ít hiệu quả.

– Trẻ em vệ sinh răng miệng kém: những mảnh vụn thức ăn, các chất bột đường… bám trên bề mặt răng phá hủy men răng, gây sâu răng.

– Trẻ thường ăn bánh, mứt, kẹo ngoài các bữa ăn chính.

Sâu răng sữa nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ khó chịu và có thể dẫn tới biếng ăn. Nhổ răng cho trẻ ở lứa tuổi nhỏ rất khó khăn. Ngoài ra, sâu răng sữa còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng răng vĩnh viễn như mầm răng vĩnh viễn có thể bị phá hủy hoặc răng vĩnh viễn có thể mọc sai vị trí do răng sữa bị nhổ quá sớm.

Sau khi trám răng xong thì bạn cần phải lưu ý vệ sinh răng

Sau khi trám răng xong thì bạn cần phải lưu ý vệ sinh răng một cách cẩn thận. Cách tốt nhất là hãy đánh răng 2 lần một ngày với kem có chứa flour, lưu ý chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, tránh chải với lực quá lớn có thể làm bong bật vết trám.

Những căn bệnh về răng thường dẫn đến việc hàn (trám) răng là khi răng bị nhiễm tetracycline, răng bị thưa, răng bị tổn thương và phổ biến nhất là nguyên nhân răng bị sâu như trường hợp của bạn. Trám răng thông thường và trám răng thẩm mỹ không khác nhau về bản chất. Trám răng thẫm mỹ nha sĩ sẽ pha chế chất liệu trám để hòa hợp với màu răng của khách hàng, sau khi hàn xong nha sĩ sẽ dùng kỹ thuật mài dũa, đánh bóng để không thấy vết trám đó.

Những điều cần lưu ý khi hàn răng hữu ích nhất
Tốt nhất, trước khi đến hàn răng, bạn nên đánh răng và súc miệng thật sạch để tiết kiệm thời gian. Khi đang hàn răng, nếu có khó chịu hay vấn đề gì cần báo cho nha sĩ biết bằng cách ra hiệu bằng tay để kịp thời điều chỉnh hoặc dừng lại. Khi hàn răng xong, bạn sẽ không được ăn trong vòng 2 giờ để miếng trám có thời gian đông đặc và khô cứng lại. Tuy nhiên, nếu đó là miếng trám với đèn quang trùng hợp thì người bệnh có thể lập tức sử dụng ngay sau khi bác sĩ cho phép. Sau khi về nhà, nếu có gì bất thường như có phản ứng đau, nhức, sưng, chất trám cộm hay bong, bạn phải thông báo ngay cho nha sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

 Không nên xỉa răng bằng tăm mà nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, súc miệng bằng nước sạch hoặc uống nhiều lần nước trong ngày. Nên tránh ăn các đồ ăn vặt có chứa nhiều đường hoặc đồ ăn quá cứng có thể làm tổn thương đến răng. Bạn cũng lưu ý sau khi hàn răng nên khám định kì tại các trung tâm nha khoa uy tín để đảm bảo sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất và phát hiện những vấn đề phát sinh tại chỗ trám.

Ưu điểm của phương pháp hàn răng tại Nha khoa
Phương pháp hàn răng Laser Tech mà Nha khoa đang áp dụng là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay giúp hàn trám răng sâu một cách hiệu quả. Laser Tech là thế hệ laser Nha khoa 4.0 đặc dụng, thích hợp cho tương tác giữa các chất liệu trám răng nhân tạo với bề mặt răng sinh lý diễn ra tương khớp nhất, loại trừ được tất cả những sai khác mà phương pháp trám thông thường dễ mắc phải. Vết trám sẽ có độ bền cứng gần như ngà răng thật, đảm bảo ăn nhai tốt.

Trám răng Laser Tech có thể hạn chế tối đa việc xâm lấn mài cùi răng, không làm răng thay đổi về cấu trúc, không tác động đến men răng, xương hàm, do đó không gây cảm giác ê buốt khi trám. Với công nghệ ưu việt nhất Hoa Kỳ này, tình trạng đau nhức do răng sâu sẽ chấm dứt, bạn có thể trở lại ăn nhai bình thường mà không cần phải lo lắng.

Nên điều trị răng sâu sớm cho bé

Với răng sữa bị sâu, nên hỗ trợ điều trị răng sâu trước cho bé. Sau đó hàn trám lại hoặc bọc răng kim loại cho bé để phục hình răng. Khi bị sâu răng hàm, dù là răng ở vị trí nào, răng sữa hay răng trưởng thành mà tình trạng sâu gây ra những đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng hàng ngày thì đều cần phải hỗ trợ điều trị sớm.

Tùy mức độ nặng nhẹ của răng sâu mà khi thăm khám, bác sỹ sẽ có hướng hỗ trợ điều trị phù hợp và cho bạn biết trẻ bị sâu răng hàm phải làm gì. Chỉ khi răng sâu ở mức độ nặng không thể tiếp tục duy trì mới nên tính đến giải pháp nhổ bỏ răng.

Hiện bé chỉ mới 5 tuổi có nghĩa chiếc răng hàm sâu là răng sữa. Dù là với răng sữa nhưng việc nhổ hay không cũng phải cân nhắc. Răng sữa không theo bé suốt đời, sẽ có răng trưởng thành thay thế nên không cần thiết phải nhổ đi để trồng lại. Hơn nữa, bé còn nhỏ cũng không nên để bé trải qua phục hình trồng răng phức tạp như thế.

Tuy nhiên, nếu nhổ đi mà không trồng lại thì bé lại không ăn nhai được tốt trong khoảng 5 năm tới. Vì đến thời điểm khoảng 10 – 12 tuổi răng hàm trưởng thành mới mọc lên.
Vậy trẻ bị sâu răng hàm phải làm gì?

Chỉ như thế mới giúp bé cắt cơn đau nhức mà vẫn ăn nhai được bình thường cho đến khi thay răng trưởng thành.

Đây cũng là hướng hỗ trợ điều trị giúp bé tránh được những tác động sâu gây đau nhức, khó chịu cho bé. Đồng thời không làm ảnh hưởng đến tiến trình thay răng tự nhiên. Đến thời điểm thay răng, răng hàm sữa ở vị trí này vẫn sẽ rụng đi tự nhiên để răng trưởng thành mọc lên. Khi đó răng giả phục hình cũng sẽ đào thải cùng với răng hàm sữa.

Trung tâm hỗ trợ điều trị nha khoa tổng quát cho tất cả các đối tượng nên bạn có thể đưa bé đến để bác sỹ chuyên nha khoa nhi thăm khám cụ thể. Sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn biết trẻ bị sâu răng hàm phải làm gì là hiệu quả.

Do bé đang bị đau nên cần hỗ trợ điều trị sớm nhằm tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và dinh dưỡng cho bé.

Nếu hỗ trợ điều trị, bé sẽ được trực tiếp bác sỹ nội nha giỏi của Trung tâm hỗ trợ điều trị giảm đau răng sâu bằng các thiết bị hiện đại và ứng dụng công nghệ cao như Trám răng Laser Tech và Bọc răng CT 5 chiều.

Đây là hai công nghệ được trực tiếp các bác sỹ phục hình hàng đầu thuộc Hiệp hội nha khoa thẩm mỹ châu Âu sáng chế thành công và chỉ chuyển giao cho trung tâm Nha khoa sau khi đã tiến hành nhiều kiểm định khắt ke và nghiêm ngặt.

Với những công nghệ này, chiếc răng hàm sữa của bé sẽ được tái tạo lại chắc khoe hơn cả răng sữa thật, đảm bảo giúp bé ăn nhai và duy trì được cho đến lúc thay răng. Đặc biệt, công nghệ sẽ giúp phục hình rất nhanh chóng, nhẹ nhàng và hết sức thoải mái cho bé nên bạn có thể yên tâm.

Tùy mức độ nặng nhẹ của răng sâu sẽ có mức điều trị phù hợp với trẻ

Tùy mức độ nặng nhẹ của răng sâu mà khi thăm khám, bác sỹ sẽ có hướng điều trị phù hợp và cho bạn biết trẻ bị sâu răng hàm phải làm gì. Chỉ khi răng sâu ở mức độ nặng không thể tiếp tục duy trì mới nên tính đến giải pháp nhổ bỏ răng.

Khi bị sâu răng hàm, dù là răng ở vị trí nào, răng sữa hay răng vĩnh viễn mà tình trạng sâu gây ra những đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng hàng ngày thì đều cần phải điều trị triệt để.

Hiện bé chỉ mới 4 tuổi có nghĩa chiếc răng hàm sâu là răng sữa. Dù là với răng sữa nhưng việc nhổ hay không cũng phải cân nhắc. Răng sữa không theo bé suốt đời, sẽ có răng vĩnh viễn thay thế nên không cần thiết phải nhổ đi để trồng lại. Hơn nữa, bé còn nhỏ cũng không nên để bé trải qua phục hình trồng răng phức tạp như thế.

Tuy nhiên, nếu nhổ đi mà không trồng lại thì bé lại không ăn nhai được tốt trong ít nhất là 5 năm tới. Vì đến thời điểm khoảng 10 – 12 tuổi răng hàm vĩnh viễn mới mọc lên.
Phải làm gì khi bé bị sâu răng hàm?

Với răng sữa bị sâu, tốt nhất nên điều trị răng sâu trước cho bé. Sau đó hàn trám lại hoặc bọc răng kim loại cho bé để phục hình răng. Đây cũng là hướng điều trị giúp bé tránh được những tác động sâu gây đau nhức, khó chịu cho bé. Đồng thời không làm ảnh hưởng đến tiến trình thay răng tự nhiên. Đến thời điểm thay răng, răng hàm sữa ở vị trí này vẫn sẽ rụng đi tự nhiên để răng vĩnh viễn mọc lên. Khi đó răng giả phục hình cũng sẽ đào thải cùng với răng hàm sữa.

Trung tâm điều trị nha khoa tổng quát cho tất cả các đối tượng nên bạn có thể đưa bé đến để bác sỹ chuyên nha khoa nhi thăm khám cụ thể. Sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn biết trẻ bị sâu răng hàm phải làm gì là tốt nhất. Do bé đang bị đau nên cần điều trị sớm nhằm tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và dinh dưỡng cho bé.

Bị sâu răng hàm ở trẻ có sao không?

Xin chào bác sỹ. Con tôi năm nay cháu lên 5 tuổi, cháu bị sâu răng số 4 và số 5 hàm dưới và các răng cửa xin hỏi bác sỹ cháu nó có thay răng số 4 và số 5 không, có phương pháp nào điều tri cho cháu không?. Răng số 4,5 cháu nó sâu đến chân răng, còn răng cửa sâu hai bên.

Chào anh, 
Chúng tôi xin khẳng định ngay để anh yên tâm là những răng sữa đang bị sâu này chắc chắn sau này sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Nhưng bé mới 5 tuổi mà đã bị sâu răng hàm, như anh miêu tả chỉ còn chân răng, thì là sâu răng quá sớm. Tình trạng sâu răng sớm này sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ răng vĩnh viễn sau này của bé. 

Men răng sữa của các bé thường rất yếu. Yếu thì dễ bị sâu. Nếu không được chăm sóc kỹ, răng của bé sẽ bị sâu răng tấn công từ rất sớm. Mặc dù là răng sữa nhưng vai trò của nó rất quan trọng. 

Răng sữa giúp cho trẻ ăn nhai trong suốt thời kỳ dài cả chục năm. Và cũng chính hoạt động ăn nhai này mà xương hàm được kích thích, phát triển.

Răng sữa giúp cho trẻ phát âm dễ dàng và chính xác hơn. Răng sữa giúp định hướng cho mầm răng vĩnh viễn ở bên dưới mọc lên đúng chỗ. Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Cụ thể là phải chữa tủy răng (nếu cần thiết) và trám răng để phục hồi mô răng đã bị tổn thương. 

Chỉ nhổ răng sữa của bé khi răng đã bị nhiễm trùng nặng nề, không thể điều trị phục hồi được. Trường hợp của bé nhà anh, vì chúng tôi không thực sự hình dung được tình trạng răng số 4 và số 5 của bé như thế nào nên không thể tư vấn cho anh được. Anh hãy cho bé đi khám tại một trung tâm nha khoa uy tín để được khá và tư vấn cụ thể, chính xác hơn.

Một lưu ý nữa là, sâu răng là một bệnh có diễn biến theo thời gian và hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị dự phòng ngay từ đầu. Anh hãy cho cháu thường xuyên đi khám bác sỹ định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần để kiểm soát tình trạng sâu răng của bé tốt hơn.

Biểu hiện lung lay ở răng sữa trẻ em

Riêng với răng sữa, đây là những chiếc răng tạm để hỗ trợ ăn nhai cho trẻ, đến thời điểm nào đó chúng sẽ lần lượt rụng đi để răng trưởng thành mọc lên thay thế. Quy luật thông thường là răng sữa sẽ tự tiêu chân răng làm thân răng lung lay. Mức độ lung lay ngày càng lớn thì bạn có thể tự nhổ răng cho trẻ hoặc đôi khi răng tự rụng mà không cần bạn phải nhổ.


Các bậc phụ huynh thường tiến hành tự nhổ răng cho trẻ em tại nhà mà không cần đưa đến nha sỹ. Điều này trong một số trường hợp có thể chấp nhận được nhưng bạn cũng cần phải tiến hành theo đúng cách. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách nhổ răng cho trẻ em để đảm bảo an toàn mà không gây hại đến việc mọc răng sau này của trẻ.

1. Cách nhổ răng cho trẻ em tự thực hiện tại nhà khi nào?
Về cách tự nhổ răng cho trẻ em, lưu ý đầu tiên và quan trọng cho bạn là chỉ nên nghĩ đến việc tự nhổ răng cho trẻ tại nhà với răng sữa. Tất cả những vấn đề về răng trưởng thành, bao gồm cả nhổ răng cũng nên nhờ bác sỹ. Ngay cả khi răng trưởng thành tự gãy cũng không vì thế mà chủ quan, bạn cần cho bé đi khám để biết tình trạng ổ răng sau khi răng gãy. Việc làm này có ý nghĩa về sau, khi bạn muốn ghép răng hay bọc răng mới cho bé.

2. Cách nhổ răng cho trẻ em như thế nào?
Khi thấy răng sữa có dấu hiệu lung lay mà không do va đập thì tức là răng trưởng thành đang mọc lên bên dưới răng sữa. Lúc này, bạn có thể bắt đầu tác động vào răng để đẩy nhanh quá trình rụng răng. Hàng ngày, bạn dùng ngón trỏ có quấn băng gạc lung lay nhẹ chiếc răng. Thực hiện hàng ngày cách nhổ răng cho trẻ em như thế cho đến khi chiếc răng có độ lung lay lớn chỉ cần lực nhẹ cũng có thể làm răng rụng. Hoặc đôi khi, việc lung lay răng sữa cho bé chỉ nhằm đẩy nhanh quá trình tự rụng cho răng mà bạn không cần phải nhổ khi răng trưởng thành mọc lên kịp thời.

Trong khi nhổ răng có thể nói chuyện hay tìm cách “đánh lạc hướng” cho trẻ không để ý đến giúp việc nhổ răng dễ dàng hơn. Thao tác nhổ nên dứt khoát, khi cảm thấy chưa đúng thời điểm thì không nên cố vì đã có nhiều trường hợp cố gắng nhổ răng khiến trẻ đau đớn, thậm chí gây chảy máu và nhiễm trùng nặng.

3. Những lưu ý khi sử dụng cách nhổ răng cho trẻ em
Trong khi lung lay răng cho bé, bạn nên rửa sạch tay. Ban đầu dùng lực nhẹ và tăng dần lực về sau, nhưng dù dùng lực ở mức độ nào cũng cần phải đảm bảo không gây đau đớn cho bé. Trong cách nhổ răng cho trẻ em tuyệt đối không dùng chỉ buộc vào răng để nhổ khi chiếc răng lung lay chưa đủ lớn. Nếu bạn tự nhổ răng cho bé mà làm bé quá đau đớn có thể trở thành nỗi “ám ảnh” về sau, và trẻ sẽ không để bạn nhổ thêm bất cứ chiếc răng nào khác nữa

Sau mỗi lần lay răng bạn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối. Sau khi nhổ răng xong, bạn cho trẻ cắn bông gòn ngay để cầm máu, việc vệ sinh nên để lại sau vì lúc răng bị nhổ trẻ còn đau nhiều. Sau khi đã nhổ răng, bạn đừng quên cho trẻ súc miệng nước muối hàng ngày.

Bạn cũng nên chú ý đến vấn đề ăn uống cho trẻ trong thời gian này. Ngoài bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nên chú ý đến độ nóng lạnh, mềm cứng của thức ăn,…

Bởi vậy, để nhổ răng cho con bạn vẫn nên đưa đến phòng khám, dù là nhổ răng sữa. Chỉ bác sỹ mới biết phải làm gì với những chiếc răng cần nhổ của trẻ. Bởi trong khi nhổ răng có những tình huống phát sinh mà bạn khó có thể lường hết được. Đây cũng là dịp để bác sỹ có thể thăm khám đầy đủ tình hình mọc răng cho con bạn. Điều này được bác sỹ đặc biệt khuyến khích.

Việc nhổ răng tại nhà cho trẻ cần được cân nhắc vì thực hiện không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho bé. Không ít trường hợp nhổ răng khiến trẻ đau đớn. Có những trường hợp trẻ được đưa đến Nha khoa trong tình trạng máu không cầm được và bị viêm nhiễm nặng.

Nanh sữa ở trẻ có nguy hại gì không?

Biểu hiện lâm sàng là một hay nhiều nốt màu trắng hoặc vàng nhạt ở nông ngay dưới bề mặt niêm mạc lợi hàm trên, hàm dưới của trẻ. Kích thước mỗi nang thường vào khoảng 2 - 3mm, có trường hợp to đến một centimet nhưng hiếm gặp. 


Nanh sữa là một tổn thương lành tính, ít gây biến chứng và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng. Trẻ mọc nanh sữa thường quấy khóc, biếng ăn gây nhiều lo lắng cho các bậc cha mẹ. Để giải quyết tình trạng này, trẻ thường được đưa đến các cơ sở y tế để nhể hay chích nanh. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào hay thậm chí là nhân viên y tế nào cũng có hiểu biết chính xác về nanh sữa và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của trẻ. Liệu việc chích nanh sữa có thật sự cần thiết cho mọi trường hợp hay không là vấn đề đáng được quan tâm và tìm hiểu.

Vì sao trẻ mọc nanh sữa?
Nanh sữa hay đẹn là tên thường gọi trong dân gian để chỉ một hay nhiều đốm nhỏ màu trắng trên lợi của trẻ sơ sinh. Cho đến nay nhiều người vẫn nhầm tưởng đây là biểu hiện của tình trạng thừa canxi ở trẻ, hay có khi là vết đóng cặn của sữa do không vệ sinh răng miệng tốt hoặc một loại bệnh nguy hiểm nào đó. Nanh sữa là nang lợi ở trẻ sơ sinh có tên khoa học Gingival Cyst of Newborn hay nang lá răng (Dental Lamina Cyst) là một loại tổn thương lành tính hay gặp của niêm mạc miệng trong một thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh.

Nanh sữa có gây nguy hiểm?
Nanh sữa hay gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 - 3 tháng tuổi, một số trường hợp gặp muộn hơn nhưng hiếm khi gặp trên 8 tháng tuổi, và nó xuất hiện ở hơn một nửa số trẻ mới sinh. Tuy nhiên tỷ lệ thực tế có thể còn cao hơn nữa do đây là một tổn thương lành tính, xuất hiện trong thời gian ngắn, ít khi gây đau đớn cho trẻ và thường tự vỡ rồi biến mất trong khoảng 2 tuần do vậy thường được bỏ qua không đến khám ở cơ sở y tế. Trường hợp nang to có thể tồn tại đến 5 tháng mà không gây biến chứng gì.

Không chỉ gặp ở lợi, nanh sữa còn có thể thấy ở niêm mạc vòm miệng, nhưng cũng như ở lợi, chúng thường tự vỡ và tan biến mà không để lại dấu vết.

Bản chất của nanh sữa là một loại nang có vỏ mỏng trong lòng chứa đầy chất keratin (một sản phẩm thoái hóa của biểu mô sừng hóa) màu trắng do các mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại ở xương hàm, nếu là nanh sữa ở vòm miệng thì do mảnh vụn của các tế bào tuyến nước bọt phụ bị vùi kẹt dưới niêm mạc trong thời kỳ bào thai. Răng sữa thường mọc lúc trẻ được 5 - 6 tháng tuổi, tuy nhiên mầm răng thì đã được hình thành trong xương từ lúc trẻ vẫn còn trong bụng mẹ, và trong quá trình hình thành mầm răng một số thành phần tế bào (trong đó có biểu mô lá răng) tham gia tạo răng đáng lẽ phải tiêu biến, nếu còn sót lại sẽ có thể tạo thành nang.

Đa số trường hợp nanh sữa không gây đau đớn hay khó chịu gì nhiều cho trẻ. Tuy nhiên, cũng có trẻ quấy khóc hoặc bỏ bú, những trường hợp này là do nanh sữa bị nhiễm khuẩn gây sưng đau khi chạm phải. Khi bị nhiễm khuẩn, nanh vẫn có màu trắng nhưng niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng sẽ có màu đỏ, sưng thậm chí còn bị loét do sang chấn, có thể có sốt nhẹ.

Rất dễ phát hiện
Nanh sữa dễ được phát hiện và chẩn đoán, tuy nhiên có trường hợp hiếm, dễ nhầm nanh sữa với răng bẩm sinh hoặc răng sơ sinh (natal và neonatal teeth ) mọc ngay sau khi sinh đã có (natal teeth) hoặc mọc trong vòng 30 ngày sau sinh. Tỷ lệ gặp những răng này rất hiếm, hay gặp ở vị trí hai răng cửa giữa hàm dưới.

Đây có thể là những răng sữa thật sự chỉ có điều chưa hoàn chỉnh về cấu trúc và chân răng rất ngắn nên dễ lung lay và dễ nhổ hoặc có thể là các răng thừa chưa hoàn thiện các cấu trúc. Phần lớn trường hợp này cũng phải cho trẻ đi nhổ răng để tránh tổn thương lưỡi cho trẻ, gây đau cho mẹ khi bú hoặc do răng lung lay nhiều có thể tự rụng gây nguy hiểm cho đường hô hấp trên.

Cần phải làm gì?
Khi trẻ đã được chẩn đoán bị nanh sữa, chúng ta cũng không nên quá lo lắng. Trước tiên, cần đánh giá xem nanh sữa có gây khó chịu gì cho trẻ không, trẻ có quấy khóc, sốt bỏ bú hay không. Nếu không có những dấu hiệu trên thì chỉ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt và theo dõi, nanh sẽ tự biến mất sau 1 - 2 tuần. Nếu có dấu hiệu nanh nhiễm khuẩn gây đau, khó chịu cho trẻ cần đưa trẻ đến khám nha sĩ để chích hay nhể nanh.

Thủ thuật này rất đơn giản, tuy nhiên thao tác cần nhanh và chính xác để tránh tổn thương xung quanh gây chảy máu, làm trẻ đau thêm và gây tâm lý lo lắng cho cha mẹ trẻ. Trước khi xử lý nên bôi một chút thuốc tê để giảm đau cho trẻ. 

Nanh sữa có lớp vỏ nang rất mỏng và nằm ngay sát niêm mạc nên chỉ cần dùng dụng cụ nhọn làm rách vỏ, nang sẽ tự vỡ giải phóng ra chất màu trắng hoặc vàng nhạt, đặc như nhân mụn trứng cá. Sau đó không cần can thiệp gì thêm, lợi chỗ chích rạch sẽ tự liền sau 1 - 2 ngày. Nanh sữa có thể tái phát sau khi chích nhưng sẽ ở vị trí khác. Trong dân gian cũng có một số mẹo vặt để chữa nanh sữa, tuy nhiên phải cẩn thận vì có thể gây đau đớn và gây nhiễm khuẩn nặng hơn cho trẻ vì không đảm bảo vô khuẩn.

Răng sâu sớm là biểu hiện phổ biến ở trẻ

Sâu răng sớm là hiện tượng xuất hiện rất phổ biến ở trẻ, chiếm tỷ lệ 30 – 50% ở các nước phát triển và đến 70% ở các nước đang phát triển. Răng sữa của bé rất mêm yếu dể tổn thương do vậy hay bị dể bị sâu, nhưng có cần phải trị sâu răng sữa không? Vì sao bé lại hay bi sâu răng sữa? Và nên điều trị, phòng chóng sâu răng như thế nào? Hãy tham khảo qua bài viết sau đây để biết cách chăm sóc răng miệng cho con.


Trẻ bị sâu răng – thực trạng đáng báo động hiện nay
Có tới 85% trẻ em bị sâu răng
Nguyên nhân do nhiều trẻ có thói quen ăn bánh, kẹo ngọt liên tục trong ngày, không theo bữa và ăn xong không đánh răng. Bên cạnh đó là việc rất ít trẻ được khám và điều trị các bệnh về răng miệng kịp thời. Sự hình thành sâu răng phụ thuộc vào các axít hữu cơ được tạo ra từ sự lên men của các carbohydrate trong thức ăn do vi khuẩn làm giảm độ pH ở các mảng bám răng và tạo ra những chỗ bị mất khoáng. Sâu răng ban đầu có dạng các điểm trắng đục trên men răng và các lỗ sâu răng sẽ xuất hiện khi tình trạng mất khoáng tiến triển mạnh.

Nhóm các vi khuẩn atreptococcus mutans có liên quan đến sự hình thành sâu răng. Các vi khuẩn này có khả năng bám dính vào men răng, tạo ra nhiều chất axít và sống ở môi trường pH thấp. Khi men răng bị thủng lỗ, các loại vi khuẩn khác (các lactobacillus) sẽ sinh sôi ở răng, tạo ra môi trường axít và thúc đẩy hóa trình mất khoáng. Sự mất khoáng do axít được tạo ra từ vi khuẩn phụ thuộc vào số lần tiêu thụ và loại carbohydrate có trong thức ăn.

Sâu răng sớm ở trẻ có thể xuất hiện sớm trước 12 tháng tuổi. Các đối tượng có nguy cơ bị sâu răng bao gồm những trẻ thường xuyên ăn chất đường (thường xuyên dùng các thức uống, thức ăn có đường, bánh snack), trẻ có nhiều người thân như cha mẹ hay các anh chị em ruột bị sâu răng, hay trẻ có dị dạng ở răng.

Hậu quả khó lường khi trẻ bị sâu răng
Các bậc cha mẹ thường chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Nhiều cha mẹ quan niệm răng sữa chỉ tồn tại vài năm, sau đó được thay răng mới. Vì vậy rất nhiều trẻ em không được đánh răng trước khi đi ngủ mà chỉ súc bằng nước lọc. Chính việc đó đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở và hình thành những lỗ sâu răng. Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ khiến cho răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tủy răng cũng bị tổn thương, dẫn đến viêm tủy gây đau, nhức. Viêm tủy răng có thể tiến triển đến hoại tử, vi khuẩn xâm lấn xương ổ răng và gây áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng vùng mặt.

Vì vậy, để dự phòng các bệnh răng miệng và các biến chứng, cần tăng cường công tác phòng bệnh và điều trị sớm, có thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Đối với trẻ, người lớn cần hướng dẫn các em cách chải răng miệng đúng cách. Hạn chế cho trẻ ăn bánh, kẹo và nhiều đồ ngọt, hướng dẫn ăn theo bữa. Thực hiện đánh răng sau khi ăn ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.

Bên cạnh đó, có thể cho fluor vào nước sinh hoạt hàng ngày với nồng độ 1ppm. Để tránh trường hợp dùng quá liều fluor cần thiết, bác sĩ không kê đơn thuốc fluor với số lượng quá 120mg. Biểu hiện cấp tính của quá liều fluor (cao hơn 5mg/kg) cần được xử trí khẩn cấp. Dùng các dạng fluor bôi ngoài (do bác sĩ chỉ định) có lợi cho các bệnh nhi có nguy cơ bị sâu răng.

Nếu trẻ có dấu hiệu sâu răng, cần được đưa đến bác sĩ răng hàm mặt để được tư vấn và điều trị kịp thời
Bé bị sâu răng sữa có cần phải điều trị không?

Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng sữa ở bé:
– Mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng sữa còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Những bà mẹ ăn uống thiếu canxi khi mang thai thì sau này men răng của con cũng dễ bị yếu.

– Do bé sử dụng quá nhiều đồ ngọt.
– Do cha mẹ không biết cách chăm sóc răng cho bé.
– Ngoài ra, những yếu tố như bé bú bình, bé sinh mổ… cũng làm gia tăng tình trạng sâu răng sữa ở bé

Nhiều cha mẹ nghĩ sâu răng sữa không quan trọng vì sớm muộn gì những răng này cũng bị mất đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng:
– Nếu răng sữa bị sâu và rụng quá sớm thì sau này, răng trưởng thành của bé có thể bị mọc lệch lạc, gây xô hoặc nghiêng hàm.
– Ngoài ra, răng sữa cũng có tác dụng nhai thức ăn như răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị rụng sớm, khả năng nghiền nát thức ăn bị hạn chế khiến bé tiêu hóa kém.
– Răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp, giúp bé phát ẩm chuẩn trong quá trình học nói.

Giống như người lớn, răng sữa của bé cũng có hàng nghìn loại vi khuẩn cư trú tạo thành mảng bám. Vì vậy, cha mẹ nên học cách chăm sóc để tránh sâu răng sữa cho bé ngay từ sớm, thậm chí ngay cả trong giai đoạn mang thai. Bạn nên lưu ý:
– Khoảng thời gian thai nghén, mẹ nên dùng những loại đồ ăn có lợi cho men răng của bé sau này như các loại cua, cá, sò, ốc, tôm, sữa… Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế căng thẳng, stress để tránh những nguy cơ lên bào thai như tật sứt môi, hở hàm ếch ở bé sơ sinh.
– Ngay khi bé mới mọc răng sữa, mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho con hằng ngày bằng gạc sạch nhúng vào nước muối ấm (không nên pha nước muối quá mặn vì điều này cũng dễ phá hủy men răng bé).
Nếu trong điều kiện đi xa, không có gạc vệ sinh răng bé, bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước ấm sau mỗi lần bé bú, uống thuốc… Nếu bé đã đến tuổi sử dụng bàn chải và kem đánh răng, mẹ dùng loại dụng cụ này để vệ sinh răng lợi cho bé.
– Tạo điều kiện cho bé tắm nắng để chống còi xương, hạn chế xương hàm của bé kém phát triển và phòng tránh hiện tượng răng bé mọc lệnh, yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.
– Không nên cho bé ngậm bình sữa (hoặc bình nước hoa quả) khi bé nằm trên giường hoặc trên cũi. Các loại đường sữa sẽ phá hủy lớp men răng và gây sâu răng cho bé.
– Hạn chế những loại đồ uống chứa đường sữa vào buổi tối. Với bé trên 1 tuổi, tốt nhất, bạn chỉ nên cho bé uống nước lọc trước giờ đi ngủ.
– Tránh cho bé thói quen ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng vì điều này sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện tiếp xúc với răng lợi bé lâu hơn và gây nên hiện tượng sâu răng.
– Pha loãng nước hoa quả đóng hộp với nước lọc và cho bé sử dụng.
– Nếu phát hiện bé có dấu hiệu sâu răng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám. Trong trường hợp bị sâu ít, bác sĩ sẽ tiến hành cạo chỗ răng sâu và hàn lại răng cho bé. Trường hợp răng bé bị sâu nặng, bác sĩ sẽ phải nhổ răng đi.

Việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng tốt cho bé bao gồm việc đánh răng và vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày bằng việc sử dụng khăn mặt ướt và bàn chải đánh răng mềm. Vệ sinh và kiểm tra răng miệng cho bé một cách đều đặn có thể giúp bé không cảm thấy khó chịu khi mọc răng và phòng chống sâu răng. Một khi răng bé đã mọc, điều quan trọng là tạo cho bé thói quen đánh răng hai lần một ngày. Khi đánh răng cho bé, sử dụng loại kem đánh răng có chứa fluoride hai lần một ngày, vào buổi sáng sau khi bé ngủ dậy và vào buổi tối trước khi bé đi ngủ. Khi mới bắt đầu, chỉ sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa fluoride và tăng dần lượng kem đánh răng trên bàn chải mềm của bé. Nên chải nhẹ nhàng lên lưỡi của bé để loại bỏ vi khuẩn hình thành trên lưỡi. Cha mẹ nên đánh răng cho bé cho đến khi bé có thể tự làm lấy. Đánh răng cho bé còn giúp cha mẹ có thể kiểm tra bất kỳ những thay đổi nào xảy ra đối với hàm răng của bé, bao gồm răng mới mọc, bựa răng, những vết răng sâu.

Được tạo bởi Blogger.